Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, hơn 5 triệu người dân nước này đã tiêm liều vắc-xin đầu tiên, song lại bỏ qua lần tiêm thứ 2. Một số lầm tưởng đã được bảo vệ đầy đủ chỉ với một lần tiêm, số khác thì sợ tác dụng phụ.

Theo một cuộc thăm dò mới đây của Gallup, tâm lý do dự trên đang phổ biến khắp thế giới. Trong số 300.000 người lớn thuộc 117 quốc gia được khảo sát, chỉ 68% đồng ý tiêm chủng nếu được cung cấp vắc-xin miễn phí, trong khi 29% nói sẽ từ chối.

{keywords}
Biểu đồ thống kê số người đồng ý tiêm vắc-xin Covid-19 nếu được cung cấp miễn phí tại từng khu vực trên thế giới. Nguồn: Gallup, Economist

Điều tra cho thấy, người dân ở những nước giàu thường thận trọng sử dụng vắc-xin hơn. Chỉ 59% người dân ở Bắc Mỹ sẵn sàng tiêm 1 liều vắc-xin Covid-19. Tại Mỹ, con số này là 53%. Châu Âu cũng chỉ có 53% số người được khảo sát nói sẵn sàng tiêm vắc-xin.

Con số này trái ngược hoàn toàn so với những nơi khác. Ở châu Phi và Mỹ Latin, tỷ lệ người đồng ý tiêm vắc-xin Covid-19 lần lượt là 64% và 68%. Ở châu Á, có tới 76% người cho rằng được tiêm một liều vắc-xin Covid-19 là một sự đánh cược an toàn.

Một số quốc gia lại đặc biệt sợ tiêm vắc-xin. Tại Pháp, khoảng 40% số người được khảo sát nói không đồng ý tiêm. Nỗi sợ về những bê bối y tế trong quá khứ, như vụ truyền máu nhiễm HIV hồi thập niên 1990 hay những rắc rối trong việc triển khai vắc-xin cúm lợn vào những năm 2010, đã tác động tiêu cực đến thái độ người dân đối với tiêm chủng.

Myanmar là nơi người dân ít nghi ngờ nhất đối với vắc-xin, tiếp sau là Lào và Thái Lan. Myanmar trong lịch sử có tỷ lệ tiêm chủng bao quát cao và hầu hết người dân nước này đều tin vào các hệ thống chăm sóc sức khỏe hiện có. Ví dụ, năm 2017, hầu như tất cả các bậc cha mẹ ở Yangon đều đưa con đi tiêm phòng bệnh viêm não Nhật Bản.

{keywords}
 Khoảng 40% người khảo sát ở Pháp không đồng ý tiêm phòng Covid-19. Ảnh: Reuters

Theo Economist, thống kê trên đã vẽ ra một viễn cảnh không mấy sáng sủa về triển vọng miễn dịch cộng đồng toàn cầu. Một số ước tính cho biết, cần 70-90% dân số thế giới được tiêm chủng thì mới có thể đạt miễn dịch cộng đồng. Nhưng với tốc độ như hiện tại, ngay cả khi tất cả những người muốn được tiêm vắc-xin đều đã được tiêm chủng hết, thì điều này vẫn khó có thể đạt được.

Khi được hỏi về khả năng miễn dịch cộng đồng tại một cuộc họp báo ở Nhà Trắng vào tháng trước, bác sĩ Anthony Fauci, cố vấn y tế của Tổng thống Mỹ Joe Biden, đã kêu gọi mọi người đừng nên tập trung vào những con số ảo, khó nắm bắt. Ông cho rằng: "Chúng ta phải đưa nhiều người đi tiêm phòng càng nhanh càng tốt".

Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19

Bluezone là ứng dụng giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu họ chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.
Link tải Bluezone trên Android
Link tải Bluezone trên iOS
Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.

Việt Anh 

Buộc các công ty dược chia sẻ sáng chế vắc-xin: Ý tưởng xa vời

Buộc các công ty dược chia sẻ sáng chế vắc-xin: Ý tưởng xa vời

Những nước phát triển dẫn đầu trong sản xuất vắc-xin chịu áp lực nặng nề về việc buộc công ty dược phẩm tư nhân chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ để tăng nguồn cung toàn cầu.

Nhiều nước nghèo vẫn chưa có liều vắc-xin Covid-19 nào

Nhiều nước nghèo vẫn chưa có liều vắc-xin Covid-19 nào

Trong khi các quốc gia giàu đã dự trữ vắc-xin Covid-19 cho người dân, nhiều quốc gia nghèo vẫn chưa có liều vắc-xin nào.