Các cuộc đàm phán gián tiếp giữa Mỹ và Iran về việc khôi phục JCPOA đã bị đình trệ kể từ khi vòng cuối cùng kết thúc vào ngày 20/6 và Tehran tuyên bố rõ ràng rằng, họ chưa sẵn sàng nối lại thương lượng trước khi Tổng thống đắc cử Ebrahim Raisi tuyên thệ nhậm chức vào tháng 8 tới đây.

{keywords}
 

Các quan chức Mỹ và châu Âu đổ lỗi sự đình trệ cho việc thắng cử của giáo sĩ theo đường lối cứng rắn ở Iran. Tình trạng đã đặt ra câu hỏi về những bước đi tiếp theo nếu các cuộc đàm phán đi vào ngõ cụt. Bộ Ngoại giao Mỹ thừa nhận, họ có thể cần tái xem xét lập trường của mình.

Vấn đề ở chỗ, các chuyên gia đều nhất trí hiện chẳng có mấy giải pháp cho thỏa thuận năm 2015, vốn ấn định Tehran phải hạn chế chương trình hạt nhân để đổi lấy việc giảm bớt các lệnh trừng phạt kinh tế.

Theo Reuters, khi cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đơn phương xé bỏ JCPOA, ông đã cho tái triển khai các biện pháp trừng phạt của Mỹ nhằm tước đi phần lớn khả năng xuất khẩu dầu mỏ và gây ra tình trạng khốn đốn về kinh tế ở quốc gia Hồi giáo. Hiện, Mỹ và phương Tây đang nhắm tới một giải pháp thay thế JCPOA, yêu cầu Iran chấp nhận các giới hạn lớn hơn về hạt nhân và có lẽ cả những hoạt động khác để đổi lấy việc giảm trừ trừng phạt hơn nữa.

Giới phân tích nhận định, phương Tây dường như khó có khả năng thương lượng về một thỏa thuận bao trùm hơn như trên thay vì khôi phục JCPOA, vốn ít nhất đã xác lập các điều kiện, ngay cả khi họ có thể cần điều chỉnh các ràng buộc để phản ánh hoạt động tăng cường làm giàu urianium của Iran sau khi chính quyền Trump rút khỏi thỏa thuận.

Giải pháp "nhiều hơn đổi nhiều hơn" sẽ giới hạn thương lượng trong sự cân bằng giữa việc hạn chế chương trình hạt nhân của Tehran với việc nới lỏng các lệnh trừng phạt kinh tế. Một phiên bản rộng hơn và gai góc hơn sẽ đòi hỏi quốc gia Hồi giáo cũng phải giới hạn chương trình tên lửa đạn đạo cùng sự hỗ trợ đối với các tổ chức vũ trang ủy nhiệm trong khu vực, điều giới chức Iran khăng khăng sẽ không bao giờ chấp nhận.

Một giải pháp thay thế thứ hai, thường được gọi là "ít hơn đổi ít hơn" có thể đòi hỏi ít hạn chế hơn với chương trình hạt nhân của Iran, nhưng ngược lại Tehran cũng ít được giảm trừ các lệnh cấm vận hơn. Song, tùy chọn này có thể khiến ông Biden bị chỉ trích vì vẫn trao cho Tehran các lợi ích kinh tế trong khi giành được rất ít nhượng bộ từ họ.

Cựu Đại sứ Pháp tại Mỹ Gerard Araud nhận định, một thỏa thuận mới, yếu hơn JCPOA sẽ không bền vững về mặt chính trị ở Mỹ. Theo ông, không có giải pháp nào hiệu quả cho vấn đề Iran ngoài "gia tăng áp lực tối đa" như cách chính quyền Trump từng theo đuổi trước đây.

Về phần mình, Iran đã gia tăng áp lực cho Washington bằng cách bắt đầu làm giàu các thanh kim loại uranium và thậm chí để ngỏ khả năng làm giàu uranium đến 90%, những động thái có thể giúp nước này chế tạo vũ khí nguyên tử. Dennis Ross, cựu chuyên gia về Trung Đông của Chính phủ Mỹ tin, Tehran có khả năng sẽ tiếp tục thúc ép Washington bằng cách mở rộng chương trình hạt nhân.

Một nhà ngoại giao cấp cao tham gia vào các cuộc thương lượng bày tỏ, điều quan trọng là phải thuyết phục đội ngũ của tân Tổng thống Iran Raisi rằng, họ đã nhầm khi nghĩ thời gian đang đứng về phía mình. Điều này đồng nghĩa, họ không thể hy vọng có thể đàm phán về một thỏa thuận ít giới hạn hơn nhưng được giảm bớt nhiều trừng phạt hơn.

"Tôi nghĩ rằng tất cả các lựa chọn đều tồi tệ hơn đối với cả chúng tôi và Iran. Thành thật mà nói, tôi nghĩ, rốt cuộc Iran sẽ phải hứng chịu. Tôi không biết liệu họ có tổn thất nhiều hơn chúng tôi hay không, nhưng họ sẽ ở trong tình huống tồi tệ. Đó là lý do tại sao hiện giờ chúng tôi lập luận rằng, lựa chọn tốt nhất là quay trở lại tuân thủ nghiêm ngặt thỏa thuận. Đó là phân tích của chúng tôi", một quan chức cấp cao giấu tên của Mỹ chia sẻ.

Quan chức này nói thêm, chính quyền Biden sẽ làm tất cả những gì có thể để khôi phục thỏa thuận hạt nhân quốc tế với Iran, nhưng "phải chuẩn bị sẵn sàng sống chung với các lựa chọn thay thế".

Tuấn Anh

Iran tuyên bố đủ sức tăng mức làm giàu uranium lên 90%

Iran tuyên bố đủ sức tăng mức làm giàu uranium lên 90%

Theo hãng tin Sputnik, tuyên bố trên được Tổng thống Iran, ông Hassan Rouhani đưa ra trong cuộc họp nội các hôm nay (14/7).

Iran tiết lộ cử tàu chiến đến Đại Tây Dương 'chọc tức' Mỹ

Iran tiết lộ cử tàu chiến đến Đại Tây Dương 'chọc tức' Mỹ

Lãnh đạo Hải quân Iran tuyên bố, việc nước này lần đầu tiên điều các chiến hạm đến Đại Tây Dương nhằm "truyền tải một thông điệp đặc biệt" của Tehran gửi tới Mỹ.