Đám đông quá khích đã đột kích vào trụ sở cơ quan lập pháp Mỹ trên đồi Capitol chiều 6/1 (giờ địa phương), đúng vào lúc Thượng viện và Hạ viện đang nhóm họp chung để phê duyệt các phiếu đại cử tri toàn quốc, chính thức xác nhận người sẽ là lãnh đạo tiếp theo của Nhà Trắng. 

{keywords}
Những người biểu tình ủng hộ Tổng thống Trump bao vây trụ sở Quốc hội Mỹ ngày 6/1. Ảnh: Reuters.

Dù Cử tri đoàn toàn quốc ngày 14/12 năm ngoái đã bỏ phiếu công nhận chính khách Dân chủ Joe Biden thắng cử, nhưng ông Trump vẫn nhất quyết bác bỏ kết quả này, viện dẫn lí do có gian lận bầu cử dù không đưa ra được các bằng chứng thuyết phục.

Phát biểu trước những người ủng hộ tham gia "tuần hành cứu nước Mỹ" bên ngoài Nhà Trắng tối 5/1, ông cũng khẳng định sẽ "không bao giờ nhận thua".

Thái độ cùng các phát biểu của vị Tổng thống Cộng hòa sắp mãn nhiệm khiến ông bị cáo buộc đã kích động đám đông trung thành có những hành động táo tợn sau đó.

Nhiều người biểu tình đã phá rào chắn, tràn vào tòa nhà Quốc hội, đụng độ với cảnh sát và đập phá một số đồ đạc bên trong, khiến các nhà lập pháp phải tạm ngưng họp để đi sơ tán. Bạo lực bùng phát ngoài tầm kiểm soát khiến 4 người biểu tình thiệt mạng.

Sự cố không chỉ làm rung chuyển nước Mỹ, mà còn gây chấn động trên toàn thế giới. Lãnh đạo chính phủ nhiều nước cực lực lên án vụ việc, đồng thời hối thúc Tổng thống Trump ra tay chấm dứt bạo lực.

Trên trang Twitter cá nhân, Thủ tướng Anh Boris Johnson mô tả những gì vừa diễn ra là "cảnh tượng đáng hổ thẹn ở Quốc hội Mỹ". Tổng thống Pháp Emmanuel Macron chia sẻ sự thất vọng khi "quan điểm phổ quát về việc 'một người, một phiếu bầu' bị hủy hoại" và "ngôi đền của nền dân chủ Mỹ đã bị tấn công".

Thủ tướng Đức Angela Merkel bày tỏ "buồn và tức giận", còn Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte kêu gọi ông Trump công nhận ông Biden là tổng thống tiếp theo của Mỹ.

Theo báo New York Times, đa số giới quan sát đều thống nhất rằng, hành động quá khích của những người ủng hộ ông Trump không chỉ gây tổn hại cho quá trình chuyển giao quyền lực một cách hòa bình ở Mỹ, mà còn làm hoen ố danh tiếng của nước này và là mối đe dọa đối với tất cả các nền dân chủ trên thế giới.

Chuyên gia nghiên cứu chính trị Jacques Rupnik giải thích, đối với các xã hội châu Âu, ngay cả khi nước Mỹ không còn là "ngọn hải đăng trên đỉnh đồi", nước này vẫn được xem là trụ cột duy trì nền dân chủ của châu lục và phần mở rộng về phía đông sau Chiến tranh Lạnh. Ví dụ ở Đức, dư luận đặc biệt theo dõi sát sao những nỗ lực đảo ngược kết quả bầu cử của ông Trump. 

Đại dịch Covid-19 đã làm gia tăng các bất an và ngờ vực đối với chính phủ. Trong bối cảnh này, các phần tử quá khích thổi bùng bạo lực trên đồi Capitol dường như phản ánh những thế lực gây rối đang rình rập ở nhiều khu vực thuộc thế giới phương Tây. 

Theo ông Rupnik, ý tưởng và các giá trị của Mỹ về dân chủ, pháp quyền "liên tục bị tấn công" trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump.

Học giả này cho rằng, hậu quả nghiêm trọng tới mức ngày cả khi ông Trump cuối ngày 7/1 đã cam kết về "quá trình chuyển giao quyền lực có trật tự vào ngày 20/1" và chiến thắng của 2 ứng viên thượng nghị sĩ Dân chủ ở bang Georgia sẽ bảo đảm đảng này nắm quyền kiểm soát lưỡng viện Quốc hội Mỹ, ông Biden, lãnh đạo tiếp theo của Nhà Trắng có thể gặp rất nhiều khó khăn khi muốn đưa Mỹ quay trở lại các nguyên tắc cốt lõi.

Nhà báo Tom Mactague của tờ The Atlantic cho rằng, hiện nhiều nhà ngoại giao và chính trị gia ở bên kia bờ Đại Tây Dương đánh giá nước Mỹ đang quá chia rẽ và không thể trông cậy được nữa. Tuy nhiên, ông lưu ý, hiện cũng có ý kiến tin vụ bạo loạn ngày 6/1 đã đặt dấu chấm hết cho triển vọng lãnh đạo đảng Cộng hòa của ông Trump. Điều đó đồng nghĩa, về dài hạn, nước Mỹ có thể khôi phục "con thuyền phát triển" về đúng hướng.

Toàn cảnh cuộc khủng hoảng trên Đồi Capitol

Tuấn Anh

Người ủng hộ ông Trump bất ngờ đột kích, Quốc hội Mỹ phong tỏa

Người ủng hộ ông Trump bất ngờ đột kích, Quốc hội Mỹ phong tỏa

Phó Tổng thống Mike Pence đã phải đi sơ tán trong khi các thành viên khác thuộc Quốc hội Mỹ phải tìm nơi trú ẩn giữa lúc Cảnh sát trên Đồi Capitol tìm cách đẩy lui đám đông biểu tình đột nhập vào trụ sở cơ quan lập pháp.

Hình ảnh đám đông ủng hộ ông Trump tấn công nơi họp Quốc hội Mỹ

Hình ảnh đám đông ủng hộ ông Trump tấn công nơi họp Quốc hội Mỹ

Những người ủng hộ Tổng thống Donald Trump đã phá bỏ hàng rào bảo vệ xung quanh Đồi Capitol giữa lúc Quốc hội nhóm họp chung để kiểm đếm phiếu đại cử tri, chính thức xác nhận kết quả tổng tuyển cử 2020.