Theo trang tin Axios, các cố vấn an ninh quốc gia và an ninh mạng hàng đầu của Tổng thống đắc cử Joe Biden sẽ phải đương đầu với sự trỗi dậy của các mối đe dọa, cũng như các cường quốc công nghệ mới nổi. 

{keywords}
An ninh mạng sẽ là thách thức lớn đối với chính quyền ông Joe Biden. Ảnh: AP

Bên cạnh đó, đội ngũ an ninh của ông Biden cũng phải quyết định xem, có nên tiếp tục lập trường quyết liệt mà chính quyền Tổng thống Donald Trump từng thực hiện trên không gian mạng hay không.

Dưới đây là một số thách thức anh ninh mạng mà chính quyền mới của ông Biden sẽ phải đối mặt:

Các nhóm tội phạm mạng

Theo Axios, các nhóm tội phạm mạng trong thời gian gần đây đang ngày càng trở nên táo tợn và phức tạp hơn so với trước. Nhiều nhóm tội phạm được tổ chức tinh vi không kém các tập đoàn cấp quốc gia, thậm chí còn hơn thế.

Bằng việc chiếm đoạt và mã hóa dữ liệu của nạn nhân thông qua các đoạn mã độc tống tiền, các nhóm tội phạm mạng đã thu về một số tiền khổng lồ, đôi khi lên đến hàng chục triệu USD. Năm 2019, Trung tâm Khiếu nại Tội phạm Internet của FBI đã nhận được 2.047 đơn khiếu nại từ nạn nhân của các loại mã độc tống tiền, với thiệt hại ước tính hơn 8,9 triệu USD.

Các nhóm tội phạm này, phần lớn có nguồn gốc từ Đông Âu, không hề có sự phân biệt đối xử với nạn nhân của mình. Các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, chính quyền địa phương và cả các cơ sở nghiên cứu khoa học… đều có thể trở thành "mồi ngon" của chúng.

Axios cảnh báo rằng, mục tiêu tiếp theo của các nhóm tội phạm mạng sẽ là các cơ sở đang tập trung nghiên cứu vắc-xin cùng các phương thức điều trị Covid-19, những tài sản trí tuệ được cho là gần như vô giá về mặt tài chính và vai trò địa chiến lược.

Chính quyền của ông Joe Biden sẽ cần phải tiếp tục xây dựng mối liên kết với các đối tác quốc tế, đặc biệt trong vấn đề làm suy yếu các mạng lưới tội phạm mạng ở nước ngoài, và bắt giữ những tên tội phạm mạng đang bị truy nã.

Ngoài ra, chính phủ mới tại Mỹ cũng cần phải làm rõ những bất ổn trong các chính sách liên quan đến trách nhiệm pháp lý mà các doanh nghiệp Mỹ có thể phải gánh chịu, nếu các doanh nghiệp này phải trả tiền chuộc cho các nhóm tội phạm mạng đang bị áp lệnh trừng phạt.

Những cường quốc mới nổi

Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE), Qatar và Ảrập Xê-út… ở những mức độ khác nhau, đều đã xây dựng được khả năng gián điệp mạng của riêng mình dưới thời Tổng thống Trump. Với quy mô nhỏ nhưng ngày càng tinh vi, tiềm lực của những nước này trên không gian mạng sẽ được chú ý nhiều hơn trong những năm tới.

Các quốc gia vùng Vịnh kể trên cũng có thể sẵn sàng sử dụng các chiến thuật như “xâm nhập và xóa bỏ” để tác động đến các chính sách và tình hình chính trị tại Mỹ.

Theo Axios, cách những nước này lựa chọn để triển khai các thế mạnh mới nổi của mình có thể làm xáo trộn các hoạt động trong khu vực, cũng như mối quan hệ song phương với Mỹ.

Bên cạnh đó, xu hướng của các chiến dịch trực tuyến nhắm vào nước Mỹ, dù được thực hiện bởi các quốc gia vùng Vịnh hay những nước khác, sẽ còn tiếp tục gia tăng trong thời gian cầm quyền của ông Joe Biden.

Thế chủ động của Mỹ

Năm 2018, chính quyền Tổng thống Trump đã công khai tuyên bố đang loại bỏ các quy tắc dưới thời Tổng thống Barack Obama trong việc quản lý các hoạt động tấn công mạng của quân đội Mỹ, và bí mật nới lỏng các hạn chế trong việc quản lý các hoạt động bí mật của CIA trên không gian mạng.

Kể từ đó, Bộ Tư lệnh Tác chiến Không gian mạng Mỹ (USCYBERCOM) đã thực hiện một loạt các hành động quyết liệt, với mục đích làm suy giảm cơ sở hạ tầng mạng tại Iran, Nga... Chúng được xem như một phần trong chiến lược "phòng ngự chuyển tiếp” của Tướng Paul Nakasone, Tư lệnh USCYBERCOM.

Trong khi đó, CIA đã bí mật thực hiện các chiến dịch “xâm nhập và xóa bỏ”, để phòng chống các đối tượng có liên quan đến các cơ quan tình báo nước ngoài.

Dưới thời Tổng thống Trump, có một sự đồng thuận rộng rãi rằng các thủ tục dưới thời Tổng thống Obama đối với các hoạt động tấn công mạng có nhiều hạn chế, gây khó khăn không cần thiết cho những cơ quan vốn phải làm việc trong các môi trường nhạy cảm về mặt thời gian của lực lượng tình báo và quân đội Mỹ.

Dù vậy, chính quyền ông Joe Biden vẫn phải cân nhắc xem liệu một số chính sách dưới thời Tổng thống Trump có đang đi chệch hướng hay không? Chính quyền ông Trump có đang dành quá nhiều thời gian nhưng ít sự giám sát đối với các nhà điều hành mạng trong quân đội và lực lượng tình báo của Mỹ hay không, khi hoạt động của những cơ quan này có thể gây ra những tác động sâu sắc về mặt địa chính trị.

Một câu hỏi khác được đặt ra, là liệu Hội đồng An ninh Quốc gia của ông Biden sẽ sửa đổi các quy định dưới thời ông Trump, hay vẫn giữ nguyên chúng?

Axios nhận định, cách xử lý những vấn đề trên từ đội ngũ an ninh của ông Joe Biden sẽ gây ảnh hưởng lớn đối với tình hình an ninh của nước Mỹ.

Toàn cảnh bầu cử Tổng thống Mỹ 2020

Việt Anh

Những thách thức với ông Biden trong việc chuyển giao quyền lực

Những thách thức với ông Biden trong việc chuyển giao quyền lực

Chính quyền ông Joe Biden được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn trong và sau quá trình chuyển giao quyền lực.

Chủ tịch Trung Quốc chúc mừng ông Joe Biden đắc cử

Chủ tịch Trung Quốc chúc mừng ông Joe Biden đắc cử

Theo Tân Hoa xã, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm nay (25/11) đã gửi điện chúc mừng ông Joe Biden đắc cử Tổng thống Mỹ.