Dịch bệnh coronavirus chưa hết, số người chết đã lên tới hơn 106 ngàn và hơn 1,800 ngàn ca nhiễm. Vậy mà nước Mỹ khắp nơi lại dấy lên bạo loạn. Các cuộc biểu tình bùng phát vào tối ngày thứ Sáu ngày 29/5 và kéo dài chưa dứt ở nhiều thành phố.

{keywords}
Biểu tình bạo loạn dẫn tới đốt phá và cướp bóc ở Minneapolis. Ảnh: AP

Sau cái chết của Floyd, một người đàn ông da đen không vũ trang bị một cựu sĩ quan cảnh sát thành phố Minneapolis ghì lên cổ hơn 8 phút ở Tp. Minneapolis, các cuộc biểu tình đã trở thành bạo động từ New York đến Atlanta trong một làn sóng phẫn nộ.

Hiện biều tình đã lan ra hơn 70 thành phố trên khắp nước Mỹ. Nhiều cảnh sát đã phải đối mặt với một loạt các cuộc tấn công bạo lực trong những ngày gần đây, mặc dù các sỹ quan cảnh sát đã phải quỳ gối để xin lỗi người dân và tưởng niệm Georges Floyd.

Biểu tình lan tới California vào đêm thứ Bảy, những cuộc bạo loạn làm cho các tòa nhà bị hư hại với nhiều cửa sổ bị đập vỡ, những chữ viết cùng hình ảnh hận thù trên tường và hỏa hoạn.

Tại Tp. Santa Ana, các cửa hiệu bị đập phá, hàng trăm xe cảnh sát được huy động đến khu vực biểu tình góc đường Mcfadden và Bristol, khu vực có đông người Việt sinh sống.

Những người biểu tình đã lợi dụng để đập phá cướp của một số cửa hàng đồ hiệu ngay trên góc đường. Mùi thuốc súng nồng nặc trong không khí, hàng trăm người biểu tình đã ném pháo hoa và các chất nổ khác vào cảnh sát. Những người biểu tình đi bộ hoặc lái xe chậm luôn miệng la hét "mạng sống của người da đen"!

Nhiều cửa hàng ở trung tâm Tp. Houston, tiểu bang Texas cũng bị đập phá, trong đó có nhà hàng Blind Goat của đầu bếp mù nổi tiếng Christine Hà. Tại trung tâm Houston, nhiều biển cảnh báo người dân tránh khu vực này.

Tối 30/5, nhà hàng Saigon Bay ở khu thương mại Fowler Plaza South, thành phố Tampa tiểu bang Florida, cùng với tiệm giày Champs Sports sát bên cạnh đã bị cướp bóc và bị đốt phá tan tành. Saigon Bay hàng chục năm qua rất được người dân Tampa và những sinh viên ở khu đại học Nam Florida ưa chuộng.

Los Angeles đã ban hành lệnh giới nghiêm khẩn cấp cho toàn bộ thành phố, yêu cầu chấm dứt bạo lực. Những người biểu tình đập kính của hiệu Louis Vuitton và Target cướp hết đồ. Trên Facebook xuất hiện nhiều đường link lạ kêu gọi, hẹn nhóm lúc 8h tối xuống đường, đeo mặt nạ đen mặc đồ đen để đi cướp phá. 

Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng: "Cái chết của George Floyd trên đường phố Minneapolis là một thảm kịch nghiêm trọng. Điều đó không nên xảy ra. Nó đã khiến người Mỹ trên khắp toàn quốc chứng kiến đầy kinh hoàng, giận dữ và đau buồn. Tôi đứng trước quí vị như một người bạn và đồng minh với mọi người dân Hoa Kỳ, tìm kiếm nền công lý và ôn hòa. Và tôi đứng trước quí vị để phản đối mạnh mẽ bất cứ ai khai thác thảm kịch này để gây hỗn loạn, cướp bóc, tấn công và đe dọa. Hàn gắn, không hận thù; công lý, không hỗn loạn là sứ mạng trong tầm tay chúng ta.

Các sĩ quan cảnh sát liên quan đến vụ việc này đã bị đuổi việc. Một cảnh sát đã bị bắt và bị buộc tội giết người. Chính quyền tiểu bang và liên bang đang thực hiện một cuộc điều tra để xem những truy tố nào có thể đưa ra thêm, bao gồm việc truy tố 3 người còn lại, cũng rất đáng buồn…”.

Ít nhất hơn 5.000 người đã bị bắt giữ bao gồm những kẻ trộm cướp, chặn đường cao tốc và hôi của…

Ngày 1/6, khắp nước Mỹ ban hành lệnh phong tỏa. 6h tối, tất cả các điện thoại đều reo lên tiếng còi báo động nhắc mọi người ở yên trong nhà.

Âm mưu chia rẽ

Tuy nhiên, nhiều kẻ phá hoại nước Mỹ đang cố tình lợi dụng câu chuyện của George Floyd để kích động bạo lực, kích động chia rẽ, đập phá, hủy hoại nước Mỹ. Sẽ dễ dàng nhận ra "âm mưu" này."Họ lợi dụng tất cả những vấn đề gây đau đớn và gây chia rẽ... họ kích động cả hai phía. Mục đích của họ không chỉ là khiến nước Mỹ bẽ mặt, mà họ còn nhắm đến việc chia rẽ chúng ta", bà Susan Rice – cựu cố vấn an ninh quốc gia nhận định về các cuộc bạo động và cho rằng có sự can thiệp từ nước ngoài.

Tình trạng bất ổn đã trở thành cơ hội để nhiều bên hạ uy tín, chỉ trích ông Trump. Nhiều nhận định cho rằng các cuộc biểu tình thực chất đang có sự chỉ đạo từ các thành phần chống Trump, khi mà cuộc bầu cử Tổng thống sắp diễn ra vào tháng 11 này.

Theo dõi video ghi hình các cuộc bạo động, nhiều người cảm thấy một gì đó không ổn, giống như một đoạn phim ngắn được dàn dựng. Diễn viên, đạo diễn là ai ? Nếu ai từng làm trong nghề truyền thông sẽ nhận ra một số góc quay chuyên nghiệp, xa và gần ... có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Camera tự động từ xe cảnh sát không thể quay những góc độ nạn nhân như thế.

Từ trước tới nay, tại nước Mỹ trước các cuộc bầu cử luôn xảy ra nhiều cuộc xung đột chính trị, đảng phái. Dù có thể không yêu quý Trump, nhiều người dân Mỹ cũng không thể phủ nhận những thành tựu mà ông đã làm được cho đất nước. Tình trạng thất nghiệp giảm rõ rệt, nền kinh tế tăng trưởng 4,2%. Nhiều nhà kinh tế đã nói rằng ông là một tổng thống “nói được và làm được”.

Cái chết của người da den George Floyd đã bị lợi dụng để đẩy nước Mỹ và người dân vào sự chia rẽ. Ai là kẻ độc ác đứng sau âm mưu hủy hoại nước Mỹ này? Ai là kẻ đang tiếp tay để tàn phá người dân Mỹ, nền kinh tế Mỹ và văn hoá Mỹ?

Và người dân Mỹ hãy thức tỉnh, chớ đừng để những gì bên ngoài hào nhoáng của những kẻ "phá hoại nước Mỹ” dẫn dắt vào con đường tội đồ này.

Thanh Hương

Lời kêu gọi xúc động của em trai George Floyd trước những người biểu tình Mỹ

Lời kêu gọi xúc động của em trai George Floyd trước những người biểu tình Mỹ

Những tiếng hô "Tên anh ấy là gì? George Floyd!" vang vọng khắp không gian khi đám đông biểu tình tụ tập tại nơi người đàn ông Mỹ gốc Phi bị cảnh sát ghì cổ đến chết hồi tuần trước ở Minneapolis, bang Minnesota.