RT cho biết, có khoảng 10.000 người biểu tình tụ tập tại Quảng trường Martyr ở trung tâm thủ đô Beirut, nhằm phản đối việc chính phủ Lebanon để cho thảm họa nổ hóa chất Amoni Nitrat xảy ra hôm 4/8 vừa qua.

{keywords}
Người biểu tình chiếm giữ trụ sở Bộ Ngoại giao Lebanon tại thủ đô Beirut. Ảnh: Reuters

Những người biểu tình đã cố gắng xông vào tòa nhà nghị viện, nhưng bị cảnh sát chống bạo động chặn lại. Tuy nhiên, một số cơ quan khác như bộ ngoại giao, bộ kinh tế và thương mại, bộ môi trường, cơ quan quản lý nước và năng lượng đã bị người biểu tình chiếm giữ.

Người dân cáo buộc chính quyền đã quản lý yếu kém khi để kho Amoni Nitrat tồn tại ở cảng Beirut mà không có biện pháp an toàn trong 6 năm qua. Chính quyền cam kết sẽ điều tra đến cùng sự việc và buộc những người đứng sau thảm kịch phải chịu trách nhiệm.

Vụ nổ hôm 4/8 xảy ra sau gần một năm đầy biến động về kinh tế lẫn chính trị khiến Lebanon rơi vào tình trạng bất ổn. Tỉ lệ nghèo đói tăng hơn 50%. Cảnh người dân đi nhặt rác để tìm kiếm các nhu yếu phẩm đã trở nên phổ biến.

{keywords}
Người biểu tình tập trung ở trung tâm thủ đô Beirut. Ảnh: AP

Phát biểu trên truyền hình hôm 8/8, Thủ tướng Lebanon Hassan Diab cho biết sẽ đề nghị tổ chức bầu cử sớm để phá vỡ thế bế tắc đang đẩy nước này vào khủng hoảng.

"Chúng ta không thể thoát khỏi cuộc khủng hoảng về cơ cấu của đất nước nếu không tổ chức các cuộc bầu cử quốc hội sớm", ông Diab nói. "Hôm 10/8, tôi sẽ đề xuất với nội các một dự thảo luật về các cuộc bỏ phiếu quốc hội sớm".

Tuấn Trần

Lebanon tuyên bố tình trạng khẩn cấp tại thủ đô Beirut

Lebanon tuyên bố tình trạng khẩn cấp tại thủ đô Beirut

Chính phủ Lebanon đã đưa ra quyết định trên trong phiên họp nội các ngày 5/8.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chia buồn sau vụ nổ ở thủ đô Lebanon

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chia buồn sau vụ nổ ở thủ đô Lebanon

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam đã chia buồn sau vụ nổ ở Lebanon khiến hàng nghìn người thương vong.