Tuy nhiên, biến thể này vẫn chưa được xác định có khả năng lây nhiễm cao hơn hay có sức đề kháng vượt trội trước vắc xin hoặc kháng thể của người từng nhiễm Covid-19 hay không.

Theo hãng thông tấn Reuters, biến thể mới này, có tên ký hiệu là C.1.2, được các nhà khoa học thuộc Viện Quốc gia về Các bệnh Truyền nhiễm ở Nam Phi (NICD) phát hiện lần đầu vào tháng 5. Biến thể này bị cho là đã lây lan sang hầu hết các khu vực ở Nam Phi cùng 7 quốc gia khác ở châu Phi, châu Âu, châu Á và châu Đại Dương.

{keywords}
Một người dân Nam Phi được tiêm vắc xin hôm 20/8. Ảnh: Reuters

Dù có tỉ lệ lây nhiễm tương đối thấp, nhưng C.1.2 sở hữu các đột biến trong bộ gen tương tự như các biến thể đáng lo ngại khác, cũng như một số đột biến bổ sung.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), C.1.2 vẫn chưa có đủ tiêu chí để được xếp loại "biến thể đáng lo ngại" hay "biến thể đáng quan tâm". NICD đang tiếp tục theo dõi để đánh giá mức độ lây lan, cách thức hoạt động, cùng khả năng kháng vắc xin Covid-19 của biến thể này.

Tuy nhiên, Tiến sĩ Megan Steain, nhà virus học và giảng viên khoa miễn dịch và bệnh truyền nhiễm tại Đại học Sydney (Australia), cho biết vẫn cần đưa ra cảnh báo đối với C.1.2. Lý do là vì biến thể này bị cho là chứa nhiều đột biến nhất, đồng thời có nhiều khả năng đáng lo ngại hơn.

“C.1.2 chứa khá nhiều đột biến đặc biệt mà chúng tôi từng thấy trong các biến thể đáng lo ngại hoặc đáng quan tâm khác. Bất cứ khi nào phát hiện những đột biến này, chúng tôi cần theo dõi xem chúng sẽ hoạt động như thế nào, có khả năng kháng miễn dịch hoặc lây lan nhanh hơn hay không”, Tiến sĩ Steain giải thích.

Richard Lessells, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm và là một trong những tác giả của nghiên cứu về C.1.2, nhận định sự xuất hiện của biến thể này cho thấy dịch Covid-19 "còn lâu mới chấm dứt", và virus corona vẫn liên tục biến đổi. Tuy nhiên, ông Lessells cũng cho rằng mọi người không nên quá lo lắng vào thời điểm này, khi còn nhiều biến thể có mức độ đột biến cao hơn của virus corona sẽ còn xuất hiện trong tương lai.

Bên cạnh đó, dữ liệu giải trình tự gen từ Nam Phi cho thấy C.1.2 vẫn chưa thể thay thế được biến thể Delta đang chiếm ưu thế trên toàn cầu. Ở thời điểm tháng 7, C.1.2 chỉ chiếm 3% trong số các mẫu xét nghiệm dương tính với Covid-19 ở Nam Phi, trong khi con số này ở biến thể Delta chiếm tới 67%.

>>> Cập nhật tình hình dịch Covid-19 mới nhất

Hãy đóng góp cho Quỹ Vắc-xin phòng, chống Covid-19 của Chính phủ theo một trong các phương thức:
  • (i) Đóng góp trực tiếp qua website: http://quyvacxincovid19.gov.vn
  • (ii) Chuyển khoản qua các tài khoản ngân hàng của Quỹ. Xem chi tiết thông tin trên website: http://quyvacxincovid19.gov.vn
  • (iii) Soạn tin nhắn theo cú pháp: COVID NK gửi 1408, trong đó N là số bất kỳ trong khoảng từ 1 đến 2000, K là thể hiện đơn vị (nghìn đồng).

Việt Anh

Mỹ lại bị Covid-19 tấn công dữ dội, Nhật phát hiện biến thể Delta mới

Mỹ lại bị Covid-19 tấn công dữ dội, Nhật phát hiện biến thể Delta mới

Trong 24 giờ qua, thế giới có thêm 544.500 ca nhiễm mới và hơn 8.200 bệnh nhân Covid-19 tử vong.

Cách Indonesia tái mở cửa trường học an toàn giữa đại dịch

Cách Indonesia tái mở cửa trường học an toàn giữa đại dịch

Sau một năm rưỡi học từ xa, trẻ em ở thủ đô Jakarta, Indonesia được trở lại trường học khi chính phủ nước này bắt đầu nới lỏng hạn chế tại một số khu vực.