{keywords}
Ảnh: Reuters

Tờ Financial Times dẫn các nguồn thạo tin cho biết thông tin trên. Dân số giảm sẽ tạo thêm áp lực lên Bắc Kinh trong việc phải triển khai các biện pháp khuyến khích các cặp vợ chồng sinh thêm con và ngăn chặn sự suy giảm không thể đảo ngược được.

Cục Thống kê quốc gia (NBS) của Trung Quốc dự kiến công bố kết quả cuộc điều tra dân số, được tiến hành vào cuối năm ngoái, vào đầu tháng 4. Tuy nhiên, cơ quan này không hồi đáp đề nghị bình luận của Reuters.  

Số liệu dân số được cho là rất nhạy cảm và nó sẽ không được công bố cho tới khi các cơ quan chính phủ Trung Quốc nhất trí về dữ liệu và các tác động của nó, báo Financial Times dẫn các nguồn tin cho biết ngày 27/4.

“Nếu Trung Quốc xác nhận sự sụt giảm này, đó sẽ là một vấn đề lớn”, Zhiwei Zhang, nhà kinh tế trưởng tại công ty Pinpoint Asset Management, có trụ sở ở Hong Kong cho biết.

Hiện, chưa có lời giải thích nào được đưa ra trong việc trì hoãn công bố kết quả điều tra dân số dù NBS cho hay, họ phải chuẩn bị cho việc này nhiều hơn mức cần thiết. Trong vài tháng gần đây, truyền thông Trung Quốc cho biết, dân số nước này có thể sụt giảm trong vài năm tới.

Năm 2016, Trung Quốc huỷ bỏ chính sách một con kéo dài nhiều thập niên với hy vọng tăng lượng trẻ sơ sinh. Vào thời điểm đó, Trung Quốc đặt mục tiêu tăng dân số lên 1,42 tỷ người vào năm 2020, từ mức 1,34 tỷ người năm 2010.

Tuy nhiên, tỷ lệ sinh vẫn tiếp tục giảm. Một phần của sự sụt giảm này là do các cặp vợ chồng ở thành thị, đặc biệt là những người sinh sau năm 1990, coi trọng sự độc lập và nghề nghiệp của bản thân hơn xây dựng gia đình, bất chấp sự thúc ép sinh con của cha mẹ.

Chi phí sinh hoạt ở các thành phố lớn tăng cao cũng là một yếu tố khiến các cặp vợ chồng nản lòng.

Ông Zhang nói: “Trung Quốc sẽ nới lỏng hoàn toàn chính sách kiểm soát sinh đẻ và đẩy lùi tuổi nghỉ hưu nhanh hơn”. Tỷ lệ sinh giảm và xã hội già đi nhanh sẽ tăng sức ép lên dân số trong độ tuổi lao động và làm ảnh hưởng tới năng suất.

Hoài Linh

Bài học Nhật giải quyết tình trạng thiếu lao động vì dân số già

Bài học Nhật giải quyết tình trạng thiếu lao động vì dân số già

Là nước có dân số già lại phải đối mặt với lực lượng lao động thiếu hụt, chính phủ Nhật đã đầu tư lớn giúp đỡ những người trên 60 tuổi đang thất nghiệp quay trở lại làm việc.