Ký tên vào tấm "thẻ sám hối" là một trong những điều kiện tiên quyết để được sống sót trong những khu vực do IS kiểm soát.

TIN BÀI LIÊN QUAN

Daily Mail đưa tin, suốt gần 1 năm qua, IS đã nắm quyền kiểm soát ngôi làng Eski Mosul ở Iraq. Kể từ đó, nhóm phiến quân đã ban hành hàng loạt những luật lệ hà khắc, buộc người dân nơi đây phải tuyệt đối tuân thủ.

Đặc biệt, những người muốn được sống sót dưới chế độ của IS, nhất là những cựu quân nhân hoặc người có liên hệ với chế độ hậu Saddam, buộc phải ký tên vào một tấm “thẻ sám hối”. Đây được coi là con đường sống còn của họ.

{keywords}
Tấm "thẻ sám hối" thề trung thành với IS. (Ảnh: AP)

Bằng việc ký vào tấm thẻ này, họ buộc phải cam kết trung thành với IS, nếu không sẽ phải đối mặt với cái chết, như trường hợp của vợ ông Sheikh Abdullah Ibrahim.

Ông Ibrahim kể lại, vợ ông, bà Buthaina đã nhất quyết từ chối việc ký tấm thẻ sám hối khi bị yêu cầu. “Bà ấy nói rằng sẽ không bao giờ hạ thấp mình”, ông cho biết. 

Lo lắng đến tính mạng của vợ, ông Ibrahim đã gửi bà đến một nơi an toàn. Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn sau, bà Buthaina đã trở về nhà vì nhớ các con.

{keywords}
ông Sheikh Abdullah Ibrahim cầm trên tay giấy chứng tử của vợ. (Ảnh: AP)

Tháng 10/2014, các tay súng IS kéo đến bao vây và bắt giữ vợ ông. Vài ngày sau, ông Ibrahim nhận được một tờ giấy xác nhận cái chết của vợ mình từ “Tòa án Hồi giáo”.

Giấy chứng tử được ký bởi một thẩm phán IS, nhưng không có bất kỳ thông tin nào khác và không đề cập đến nơi chôn cất thi thể bà Buthaina.

Cũng như bà Buthaina, dưới chế độ IS, nhiều người khác đã bị giết hoặc bị trừng phạt bằng đòn roi với lý do “không đủ đạo đức”. 

Dưới sự giám sát của Hisba, lực lượng cảnh sát tuần tra khu vực của IS, những ai bị coi là không trung thành thường biến mất một cách bí mật, và sau đó cái chết của họ thỉnh thoảng lại xuất hiện trên internet.

{keywords}
Cảnh sát của IS đọc nhưng tội danh mà người mắc phải sẽ bị giết hoặc tra tấn. (Ảnh: AP)

Một nhà hoạt động chính trị có tên Adnan cho biết: “Ai cũng căm ghét IS, nhưng họ đã trở nên tuyệt vọng, và cho rằng sẽ không có ai ủng hộ nếu như họ nổi dậy”. Bản thân Adnan cũng muốn giữ kín danh tính, vì sợ gia đình mình sẽ bị IS tấn công.

Trong vùng đất do IS kiểm soát, nam giới trót hút thuốc lá sẽ phải xịt nước hoa khắp người để át mùi. Phụ nữ mặc trang phục toàn màu đen, che phủ khắp cơ thể và đi giày đế phẳng. 

Ngoài ra, các cửa hàng, cửa hiệu phải đóng cửa trong thời gian cầu nguyện. Tất cả mọi người đều phải cầu nguyện, nếu không sẽ bị trừng phạt, đánh đập.

{keywords}
Vừa lái xe vừa nghe nhạc sẽ bị phạt 10 roi. (Ảnh: AP)

{keywords}
Một thẩm phán của tòa án IS. (Ảnh: AP)

Tại Raqqa, nơi được xem như thủ phủ của IS, các sân vận động bóng đá địa phương đã bị chuyển thành nhà tù và trung tâm thẩm vấn.

Các quảng trường chính ở thành phố này đã trở thành những “quảng trường tử thần”, là nơi thường xuyên diễn ra các vụ hành quyết, tra tấn kinh hoàng.

Lan Phương