Paul ‘Pen’ Farthing, một cựu lính biệt kích thuộc Thủy quân lục chiến Hoàng gia Anh đang điều hành một trại cứu hộ động vật ở Kabul, đã chia sẻ bức ảnh do vợ anh - Kaisa chụp trong lúc cô được sơ tán khỏi thủ đô Afghanistan.

{keywords}
Bức ảnh do vợ chụp được anh Farthing chia sẻ trên trang Twitter cá nhân. Ảnh: RT

Trong ảnh là cảnh tượng thiếu sáng bên trong chiếc máy bay vận tải quân sự bị bỏ trống hầu hết các ghế.

"Kaisa đang trên đường về nhà. Tuy nhiên, máy bay trống không ... thật tai tiếng khi hàng nghìn người chờ đợi bên ngoài sân bay Kabul bị ngã quỵ vì họ không thể lên máy bay. Đáng buồn thay, mọi người sẽ bị bỏ lại phía sau khi sứ mệnh này kết thúc, vì chúng ta không thể làm nó một cách đúng đắn”, Farthing viết trên Twitter hôm 19/8.

Farthing sau đó chia sẻ với hãng thông tấn Sky News rằng, anh và người vợ mang quốc tịch Na Uy của mình đã đến sân bay vào ban đêm để tránh đám đông đang tụ tập trước sân bay kể từ khi Kabul lọt vào tay Taliban ngày 15/8.

Vợ Farthing đã quyết định rời Afghanistan để về quê hương Na Uy. Song, anh chọn ở lại, quả quyết sẽ chỉ rời đi khi tất cả 71 nhân viên người Afghanistan của mình được sơ tán cùng gia đình họ. Kaisa đã may mắn có được một chỗ ngồi trên một chuyến bay di tản khỏi quốc gia Nam Á, nhưng rõ ràng cô rất ngạc nhiên khi mình là một trong những hành khách ít ỏi trên đó.

Theo Farthing, các máy bay đang cất cánh từ Kabul mỗi giờ "bất kể đầy hay vơi khách". Trong khi, nhiều người đang không thể tiếp cận sân bay do Taliban tăng cường tuần tra và thiết lập các trạm kiểm soát khắp thành phố.

"Chúng ta sẽ bỏ mọi người lại phía sau. Đó là một thực tế", cựu lính biệt kích nói, đồng thời mô tả tình cảnh "đau lòng" ở thủ đô Afghanistan. Anh tiết lộ, bản thân hiện thấy rất sợ khi phải quay lại sân bay Kabul vì không biết làm cách nào để có thể đảm bảo việc đi lại an toàn cho bản thân và các nhân viên.

Bộ Quốc phòng Anh đã lên tiếng phủ nhận chiếc máy bay vận tải gần như trống trơn nói trên là của đất nước họ.

Giống như các đồng minh phương Tây, Chính phủ Anh đã hứng chịu vô số chỉ trích vì không hành động sớm hơn để sơ tán công dân và những người tị nạn, khi Taliban khép chặt vòng vây Kabul. Bộ trưởng Quốc phòng Anh James Heappey cam kết, quân đội nước này sẽ làm mọi cách để di tản được càng nhiều người càng tốt, nhưng thú nhận không thể sơ tán tất cả.

Ông Heappey cho biết thêm, "cầu hàng không" rời khỏi Afghanistan có thể được tiếp tục thêm ít nhất 48 giờ nữa. Chính phủ Anh hy vọng có thể đưa khoảng 1.000 người đi sơ tán mỗi ngày.

Tuấn Anh

>>> Chiến sự ở Afghansitan

Cuộc trốn chạy khỏi Taliban của những người trong chính quyền cũ Afghanistan

Cuộc trốn chạy khỏi Taliban của những người trong chính quyền cũ Afghanistan

Ngay sau khi giành quyền kiểm soát Afghanistan, Taliban bắt đầu truy tìm hàng ngàn binh lính, quan chức an ninh làm việc cho chính quyền cũ cũng như những người từng cộng tác với Mỹ và liên quân.

Taliban hứa hẹn và yêu cầu người dân rời khỏi sân bay Kabul

Taliban hứa hẹn và yêu cầu người dân rời khỏi sân bay Kabul

Taliban trong hôm nay (19/8) đã kêu gọi những người dân còn đợi bên ngoài sân bay Kabul để di tản khỏi Afghanistan nên trở về nhà, đồng thời hứa hẹn sẽ không làm tổn thương bất kỳ ai.