Từng là một nơi nhộn nhịp, sau 30 năm bị bỏ hoang do thảm họa hạt nhân Chernobyl, thị trấn Pripyat tại Ukraina hiện hoang tàn đến rùng rợn.

TIN BÀI KHÁC

Thị trấn Pripyat, Ukraina, nằm cách Chernobyl, nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của nước này chỉ 3km. Thị trấn được xây dựng với mục đích làm nơi cư trú cho các nhà khoa học, công nhân và đội ngũ an ninh làm việc tại nhà máy Chernobyl, theo Daily Mail.

Thị trấn với 50.000 dân khi đó từng được ca ngợi như một tầm nhìn đến tương lai, với lối quy hoạch tiến bộ và kiến trúc hiện đại.

Tuy nhiên, nơi này đã hoàn toàn bị bỏ hoang từ sau thảm họa hạt nhân tồi tệ hàng đầu thế giới, khi một lò phản ứng trong nhà máy điện phát nổ, kéo theo một loạt các vụ nổ tiếp sau đó, và xảy ra hiện tượng tan chảy lõi lò phản ứng hạt nhân vào ngày 26/4/1986.

Giờ đây, sau 30 năm bị bỏ hoang, khung cảnh ở thị trấn này trở nên vắng lặng, u ám đến rùng rợn.

{keywords}
Những khung giường sắt hoen gỉ trong bệnh viện sau hàng chục năm hoang phế.

{keywords}
Đây từng là một căn phòng của bé gái với chú gấu bông và các món đồ chơi.

{keywords}

Các nghệ sĩ vẽ tranh tường vẫn mạo hiểm tìm cách vào thị trấn này mặc dù Pripyat vẫn là một khu vực cấm đi lại do mức độ bức xạ cao. Tác phẩm này càng làm tô đậm thêm vẻ đáng sợ của những bức tường gạch vữa đã xuống cấp.


{keywords}
Mặt nạ dưỡng khí treo trên tường một căn nhà hoang.

{keywords}
Nơi đây từng diễn ra các buổi hòa nhạc dành cho cư dân thị trấn.

{keywords}
Một căn phòng học phủ đầy bụi đất, các ô cửa sổ vỡ tung và những mảng sàn, tường bong tróc.

{keywords}
Các mẫu vật trong phòng thí nghiệm trông như một khung cảnh từ phim kinh dị.

{keywords}
Các loại máy móc trong phòng điều khiển này từng là loại hiện đại bậc nhất vào lúc bấy giờ.

{keywords}
Cỏ dại mọc um tùm, len lỏi trong những vỏ xe hơi gỉ sét tạo nên một khung cảnh vừa đáng sợ, vừa nên thơ.

{keywords}
Công viên với trò xe điện từng là nơi giải trí, vui chơi của cư dân.

{keywords}
Tấm ảnh chụp lại cảnh nhà máy điện hạt nhân Chernobyl sau vụ nổ năm 1986 và thời điểm hiện tại.

{keywords}{keywords}
Vào ngày xảy ra vụ nổ, các gia đình tại đây buộc phải tiến hành sơ tán chỉ trong vòng 3 giờ đồng hồ.

{keywords}
Một nhiếp ảnh gia được phép vào thị trấn với sự giám sát của lực lượng bảo vệ và không được phép đi vào khu vực cấm.

{keywords}
Do quá gấp gáp, người dân vẫn để nguyên nhà cửa khi sơ tán.

{keywords}
Hàng nghìn chiếc mặt nạ dưỡng khí trên sàn nhà máy bỏ hoang.

{keywords}{keywords}
Khu vực hồ bơi ngày trước giờ phủ lớp bụi dày đến hàng xăng-ti-mét.

{keywords}
Từ ô cửa này có thể nhìn thấy toàn cảnh "thị trấn ma".

{keywords}

Nga, Ukraina và Belarus là khu vực bị ảnh hưởng tồi tệ nhất từ vụ nổ, nhưng mức độ phóng xạ được phát hiện đã tăng lên ở khắp châu Âu


{keywords}
Khung cảnh bên ngoài một ngôi nhà.

{keywords}
Công trình đu quay khổng lồ dự kiến mở cửa vào tháng 5/1986, đã bị hoãn vô thời hạn khi vụ nổ xảy ra 1 tháng trước đó.

{keywords}

{keywords}

{keywords}
Cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp trên "thị trấn ma".

Lan Phương - Ảnh: Caters News Agency