Trong khi các nước chủ chốt siết chặt biên giới, hàng nghìn người lánh nạn và xin tị nạn đang muốn vào Liên minh châu Âu hiện bị kẹt ở Balkan, chất thêm gánh nặng mới lên khu vực vẫn còn bị chia bè phái và không được chuẩn bị tốt để giải quyết cuộc khủng hoảng di cư.

Hơn 17.000 người tị nạn đã vào Croatia qua ngả Serbia từ 16/9 và bị kẹt ở đây sau khi bị Hungary chặn không cho vào cũng không thể đến Slovenia. Những người tị nạn đã trở thành cơn thủy triều nhân đạo bị xô đẩy, bị bỏ cho chảy tới nơi nào mà khu vực đang xảy ra xung đột và thường xuyên thay đổi cách kiểm soát biên giới dẫn lối họ, New York Times viết.

{keywords} 

Dọc theo những con đường ở đông Croatia hôm 18/9, những món đồ của người tị nạn - chăn bỏ đi, quần áo rách, hộp đồ ăn trống rỗng, rải rác trên đường cao tốc. Tại một phía của con đường ở ngoại ô thành phố biên giới Tovarnik, Croatia, 3 nam giới Iraq cho hay, họ đã mắc kẹt ở đây suốt hai ngày khổ ải.

"Chật cứng người, không thực phẩm, không phương tiện di chuyển và chả biết đi đâu về đâu", một trong hai người là Ibrahim Yusuf, 25 tuổi, công nhân xây dựng từ Baghdad cho hay. Người này cho hay, anh ta đang cân nhắc quay lại Iraq và hỏi một phóng viên đường quay lại Belgrade, thủ đô của Serbia.

Dù dòng người tị nạn mới chỉ tràn qua khu vực, bắt đầu cách đây vài tuần, thì nó cũng nhấn chìm Macedonia và buộc nước này phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia. Hiện, có thể thấy rõ hơn rằng những người di cư đang phải đối mặt với các rào cản mọc lên mau chóng nếu muốn đi qua vùng Balkan để tới Đức hoặc Thụy Điển.

Trong khi hàng trăm người tị nạn tiếp tục đổ về Croatia vào hôm 16/9, chính phủ nước này tuyên bố sẽ đóng cửa biên giới với Serbia. Thủ tướng Croatia Zoran Milanovic nói, Croatia đã tràn ngập người tị nạn và Bộ trưởng Nội vụ Ostojic cũng phát đi thông điệp rằng "Đừng tới đây nữa. Đây không phải là đường tới châu Âu".

Những tuyên bố trên tiết lộ những căng thẳng mà người tị nạn đang gieo vào các nước có nền kinh tế yếu và tương lai không vững chắc ở châu Âu. Đó là những yếu tố cản trở khả năng ứng phó với khủng hoảng của khu vực này, khủng hoảng mà các nước giàu hơn ở châu Âu đang chật vật giải quyết.

"Chúng tôi rất thông cảm với những người di cư, nhưng các nước trên toàn vùng Balkan đều nghèo, thể chế chưa phát triển và hầu hết các nước đề chật vật đối phó với các vấn đề hàng ngày, nói gì tới một cuộc khủng hoảng di cư", Sead Numanovic, cựu tổng biên tập tờ báo hàng đầu của Bosnia là Avaz nói. "Các nước trong vùng không có đủ khả năng".

Trên thực tế, tình hình ở một số nước Balkan khó khăn đến mức những người xin tị nạn ở Đức có cả những công dân Serbia, Albania và Kosovo.

Hoài Linh