Vắc xin là yếu tố quyết định trong cuộc chạy đua để kết thúc đại dịch Covid-19 của Mỹ. Theo số liệu mới nhất của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), hơn 85 triệu người dân Mỹ đã tiêm đủ 2 mũi Pfizer và 62 triệu người tiêm 2 mũi Moderna.

{keywords}

Ảnh minh họa: NDTV

Tuy nhiên, một số lượng nhỏ những người được tiêm chủng đầy đủ vẫn bị nhiễm Covid-19, vì một số yếu tố - như biến thể Delta lây lan nhanh chóng - có thể làm giảm hiệu quả của cả hai loại vắc xin.

Ngoài ra, các nghiên cứu còn phát hiện một tình trạng phổ biến cũng có thể làm giảm khả năng bảo vệ cơ thể con người của vắc xin nếu bạn tiêm một trong 2 loại vắc xin trên.

Nghiên cứu được công bố vào tháng 7 trên tạp chí JAMA Internal Medicine tìm hiểu mức độ bảo vệ mà hai loại vắc xin công nghệ mRNA mang lại cho những người bị xơ gan.

Xơ gan là tình trạng các tế bào gan bị tổn thương trong một thời gian dài, dần hình thành các mô sẹo, dẫn tới xơ gan. Dòng máu lưu thông qua gan bị ngăn trở, làm suy giảm chức năng gan nghiêm trọng.

Nhiều dạng bệnh gan và các tình trạng khác như viêm gan và nghiện rượu mạn tính có thể gây ra xơ gan.

Các nhà khoa học phân tích dữ liệu của 20.000 người bị xơ gan đã tiêm ít nhất 1 liều Pfizer hoặc Moderna và so sánh với 20.000 bệnh nhân xơ gan không được chủng ngừa. Theo nghiên cứu, một liều vắc xin mRNA chỉ có 64,8% hiệu quả chống lại Covid-19 và hai liều có hiệu quả 78,6%.

Với những người khỏe mạnh, vắc xin Pfizer có hiệu quả 95% chống lại Covid-19 sau khi tiêm đủ 2 liều. Chỉ số này ở vắc xin Moderna là 94%.

Điều đó cho thấy hai loại vắc xin trên có khả năng bảo vệ kém hơn ở những người bị xơ gan.

Nhưng hiệu quả của vắc xin Covid-19 chống lại việc nhập viện hoặc tử vong vẫn cao đối với bệnh nhân xơ gan. Theo nghiên cứu, một liều vắc xin mRNA giảm 100% tỷ lệ nhập viện và tử vong do Covid-19 ở bệnh nhân xơ gan. Không có ai trong nhóm được tiêm chủng chết vì Covid-19. Nhưng có hai trường hợp tử vong do Covid-19 trong nhóm mắc xơ gan không được tiêm chủng.

Tác giả chính của nghiên cứu, Binu V. John, Phó giáo sư tại Đại học Miami, xác nhận: “Bệnh nhân xơ gan được tiêm vắc xin vẫn có thể bị nhiễm virus SARS-CoV-2, nhưng họ không có nguy cơ phải nhập viện hoặc tử vong”.

Bị xơ gan cũng có khả năng làm chậm phản ứng với vắc xin. Theo nghiên cứu, không có sự khác biệt đáng chú ý giữa nhóm xơ gan được tiêm chủng và không được tiêm chủng trong 28 ngày sau liều đầu tiên.

“Sự khác biệt bắt đầu xuất hiện sau 28 ngày. Đó là khi bạn thấy ít trường hợp mắc bệnh hơn trong nhóm tiêm vắc xin và nhiều trường hợp hơn ở nhóm chưa chủng ngừa”, ông John nói.

An Yên (Theo Bestlife)

Chàng trai 24 tuổi nhiễm Covid-19 phải ghép phổi vì 1 quyết định

Chàng trai 24 tuổi nhiễm Covid-19 phải ghép phổi vì 1 quyết định

Bệnh nhân người Mỹ ước rằng anh đã tiêm vắc xin Covid-19 để không phải nằm viện nhiều tháng.