Sử dụng các loại nước ngọt, đồ uống có ga, chứa nhiều đường sẽ tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ, theo ý kiến của giới chuyên gia.

Nước ngọt là loại thức uống phổ biến và được ưa thích không chỉ với trẻ em mà còn với người lớn tuổi. Ở Việt Nam, chỉ cần đi đến bất kỳ tiệm tạp hóa nào cũng có thể tìm thấy nước ngọt. Chúng xuất hiện tại các bữa ăn gia đình, bữa tiệc hay những buổi họp mặt. Nhiều người còn trữ sẵn nước ngọt trong nhà và xem đó như là loại thức uống dùng hàng ngày.

80% bị gan nhiễm mỡ do nước ngọt

Các nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu Dinh dưỡng lão hóa con người Jean Mayer, Boston, Mỹ đã công bố, 80% người mắc gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) mà do sử dụng nước ngọt. Nhóm người bệnh gan nhiễm mỡ có lượng tiêu thụ carbohydrate nhiều gấp 5 lần từ nước ngọt so với người khỏe mạnh. 7% bệnh nhân sử dụng một loại nước ngọt mỗi ngày, 55% tiêu thụ hai hoặc ba lon nước ngọt mỗi ngày và 38% tiêu thụ hơn bốn loại nước ngọt hầu hết các ngày, kéo dài trong 6 tháng. Báo cáo đã được đăng tải trên tạp chí The Journal of Hepatology tháng 6/2015 vừa qua.

Để có kết quả nghiên cứu trên, các chuyên gia y khoa đã thu thập, phân tích ý kiến từ 2.634 người tình nguyện, ở nhiều độ tuổi, giới tính. Các loại đồ uống thể hiện trong bảng câu hỏi bao gồm cà phê, nước có ga, nước trái cây có đường, không đường và các loại không có ga khác. Sau đó, các tình nguyện viên tham gia xét nghiệm để đo lượng chất béo trong gan.

Kết quả cho thấy NAFLD chiếm tỷ lệ cao trong số những người thừa nhận uống nhiều hơn một lon nước ngọt mỗi ngày so với người không uống đồ ngọt. Nếu thường xuyên uống nước ngọt, người dùng có nguy cơ cao bị gan nhiễm mỡ. Rất nhiều người dù không uống nước ngọt nhưng lại bất ngờ khi các bác sĩ chẩn đoán mình bị mắc gan nhiễm mỡ.

Gan nhiễm mỡ không có triệu chứng

TS BS Phạm Thị Thu Thủy - Trưởng khoa Gan, Trung tâm Y khoa Medic chia sẻ, phần lớn các trường hợp gan nhiễm mỡ đều không có triệu chứng. Các bệnh nhân thường được phát hiện thông qua những sự bất thường nhẹ về chỉ số AST hoặc ALP khi đi khám bệnh định kỳ. GGT, ALP và AST là chỉ số được các bác sĩ sử dụng để chẩn đoán tình trạng gan khi bệnh nhân thực hiện xét nghiệm.

{keywords}
Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Thị Thu Thủy chia sẻ, phần lớn các trường hợp gan nhiễm mỡ đều không có triệu chứng.

Trong các trường hợp khác, tình trạng gan nhiễm mỡ được phát hiện khi bác sĩ chỉ định bệnh nhân làm siêu âm hoặc chụp cắt lớp điện toán để tầm soát một bệnh khác, như sỏi mật. Tuy nhiên, gan nhiễm mỡ có thể chỉ biểu hiện với triệu chứng mệt mỏi và cảm giác khó chịu ở vùng hạ sườn phải.

Ở tình trạng gan nhiễm mỡ nặng, có thể có triệu chứng vàng da, đau bụng, buồn nôn, ói mửa và gan to nhẹ. Đối với bệnh nhân gan nhiễm mỡ do những nguyên nhân khác có kèm theo những triệu chứng toàn thân và những dấu hiệu đặc trưng của những hiện tượng khó chịu đã nói trên. Khi đó, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện siêu âm, chụp CT để biết tình trạng của gan. Phương pháp sinh thiết gan sẽ được thực hiện để chẩn đoán bệnh chính xác.

Cũng theo TS Thủy, những bất thường về kết quả xét nghiệm của tình trạng gan nhiễm mỡ thường rất ít. Hầu hết các trường hợp có sự tăng nhẹ về các chỉ số AST huyết thanh, ALP hoặc GGT, tăng lượng mỡ trong máu, tăng triglycerides. Thông thường bệnh nhân chỉ phát hiện một bất thường khi xét nghiệm gan, như tăng chỉ số ALP, biểu hiện ít gặp hơn là tăng bilirubin huyết thanh trực tiếp và giảm albumin huyết thanh.

Để phòng ngừa bệnh gan nhiễm mỡ, các chuyên gia khuyên rằng những tín đồ hảo ngọt nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống hợp lý. Đồng thời đừng quên tham vấn ý kiến của chuyên gia y tế để lắng nghe gan nói.

Naturenz - Cho lá gan khỏe hân hạnh đồng hành cùng chương trình Nhật ký bác sĩ - Hành trình chăm sóc gan

{keywords}

Bạn đọc có thắc mắc về gan, xin vui lòng gửi câu hỏi về chương trình để được TS Phạm Thị Thu Thủy, BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương và BS.CK2 Trần Ánh Tuyết tư vấn trực tuyến 24/7 tại: https://alobacsi.com

Tấn Tài