ThS, BS. Hoàng Tiến Trọng Nghĩa - Phụ trách khoa Nội Thần kinh, Bệnh viện Quân Y 175 có những chia sẻ về chứng bệnh này.

Tuổi tác - yếu tố nguy cơ lớn gây sa sút trí tuệ

"Sa sút trí tuệ" là thuật ngữ mô tả tình trạng người bệnh gặp khó khăn trong việc ghi nhớ, suy luận hay phán đoán sự việc; làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.

Sa sút trí tuệ thường liên quan đến chứng mất trí nhớ. Bên cạnh đó, bệnh nhân sa sút trí tuệ gặp khó khăn ít nhất một trong các hoạt động sau: nói hoặc viết mạch lạc (hoặc hiểu những gì được nói hoặc viết); nhận biết môi trường xung quanh quen thuộc; lập kế hoạch, thực hiện các nhiệm vụ phức tạp hoặc nhiều bước. Để được coi là sa sút trí tuệ, những vấn đề này phải đủ nghiêm trọng để cản trở sự độc lập và các hoạt động hàng ngày của một người.

Có nhiều loại sa sút trí tuệ như: bệnh Alzheimer, sa sút trí tuệ mạch máu, sa sút trí tuệ tiền đình thái dương, sa sút trí tuệ hỗn hợp… Trong đó, sa sút trí tuệ mạch máu xảy ra do các mạch máu trong não bị tắc nghẽn bởi cục máu đông hoặc chất béo tích tụ, từ đó gây tổn thương não bộ. Dạng sa sút trí tuệ này phổ biến hơn ở những người đã từng bị đột quỵ hoặc có nguy cơ bị đột quỵ, đặc biệt là những người huyết áp cao và đái tháo đường lâu năm.

Các yếu tố nguy cơ của sa sút trí tuệ gồm:

Tuổi tác: Yếu tố nguy cơ lớn nhất của chứng sa sút trí tuệ là tuổi tác. Chứng sa sút trí tuệ hiếm gặp ở những người dưới 60 tuổi và trở nên phổ biến ở những người trên 80 tuổi. Nghiên cứu cho thấy, chứng sa sút trí tuệ ảnh hưởng đến khoảng 1/6 người từ 80 - 85 tuổi, 1/3 người trên 85 tuổi và gần một nửa số người trên 90 tuổi.

Tiền sử gia đình: Một số dạng sa sút trí tuệ có thể liên quan đến di truyền, nghĩa là chúng có xu hướng di truyền trong gia đình.

Sa sút trí tuệ có thể gây khó khăn cho trí nhớ, ngôn ngữ, suy luận và khả năng phán đoán; nhưng các triệu chứng thường khác nhau ở mỗi người. Các triệu chứng cũng thay đổi theo thời gian.

{keywords}
 

 

{keywords}
 

Những triệu chứng sớm nhất của sa sút trí tuệ diễn ra từ từ. Các thay đổi khác có thể bao gồm một hoặc nhiều biểu hiện như được mô tả ở bảng trên.

Những thay đổi muộn hơn xảy ra khi sa sút trí tuệ tiến triển. Khi đó, khả năng suy nghĩ của một người tiếp tục suy giảm, bất kỳ hoặc tất cả những thay đổi được liệt kê ở trên có thể gây rối loạn hơn. Ngoài ra, các triệu chứng về tính cách và hành vi có thể trở nên khá phức tạp.

Tác dụng của alkaloid - hoạt chất từ cây dừa cạn

Việc điều trị phụ thuộc vào loại bệnh mất trí nhớ mà bệnh nhân mắc phải. Trong điều trị sa sút trí tuệ mạch máu, việc kiểm soát huyết áp và cholesterol càng gần mức bình thường càng tốt; vì điều này giúp giảm tổn thương thêm cho não.

Hiện nay, nhiều thực phẩm chức năng chưa được chứng minh về tính hiệu quả trong điều trị sa sút trí tuệ mạch máu. Đặc biệt, trong nhiều trường hợp nếu sử dụng không đúng sẽ gây ra những tác hại cho người bệnh.

{keywords}
 

Hoạt chất chiết xuất từ cây dừa cạn là một alkaloid thu được từ cây dừa cạn (Vinca Minor), được phát hiện vào cuối những năm 1960. Hoạt chất này đã chứng minh được hiệu quả trong việc cải thiện sự trao đổi chất ở não, tăng tiêu thụ glucose và oxy của não, đồng thời cải thiện khả năng chống lại tình trạng thiếu oxy của não.

Nhờ tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu, cải thiện khả năng biến dạng hồng cầu và giảm sức cản mạch máu não, alkaloid từ cây dừa cạn được chứng minh có tác dụng cải thiện vi tuần hoàn não và tăng lưu lượng máu não; từ đó cung cấp khả năng bảo vệ chống lại các quá trình bệnh lý liên quan đến lão hóa. Đồng thời, alkaloid từ cây dừa cạn cũng có khả năng tăng cường giải phóng hoặc sản xuất chất dẫn truyền thần kinh trong não. Một số thí nghiệm trên động vật đã chứng minh tác dụng có lợi của hoạt chất này đối với suy giảm trí nhớ và khả năng học tập.

Alkaloid từ cây dừa cạn còn chứng minh hiệu quả trong phòng ngừa các biến chứng trên mạch máu não trên bệnh nhân tăng huyết áp. Nhiều thử nghiệm trên người ghi nhận alkaloid từ cây dừa cạn cải thiện đáng kể hơn về hiệu suất trong các bài kiểm tra nhận thức toàn diện về trí nhớ, sự chú ý và sự tập trung. Chính những tác dụng này, alkaloid từ cây dừa cạn đã chứng minh có hiệu quả trên các bệnh nhân sa sút trí tuệ khi được sử dụng đúng liều lượng và thường xuyên.

ThS.BS. Hoàng Tiến Trọng Nghĩa