Chị Phan Thị Nhung, 47 tuổi ở Hà Tĩnh chia sẻ, ngay khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường, chị đã đi khám bệnh, bác sĩ chẩn đoán chị bị ung thư vú giai đoạn 1. Không tin vào tai mình, chị tiếp tục sang Thái Lan khám lại, kết quả trùng khớp như lần đầu.

Sau đó chị quay lại BV K khám tiếp lần thứ 3, chia sẻ mong muốn sau cắt u, được nâng ngực thẩm mỹ.

“Khi nhận kết quả tôi rất bất ngờ vì không nghĩ mình khỏe mạnh như vậy mà mắc ung thư, nhưng tự nhủ là không khóc, nhất định không khóc. Sau khi được các bác sĩ giải thích, tư vấn về bệnh tình của mình và khả năng điều trị khỏi bệnh, tôi đã lạc quan lên rất nhiều”, chị Nhung chia sẻ. 

{keywords}
Ngoài ung thư vú giai đoạn 1 bên vú phải, bệnh nhân còn gặp tình trạng sa trễ tuyến vú nên trong 1 lần phẫu thuật, bác sĩ vừa kết hợp cắt u, vừa tạo hình lại tuyến vú


TS.BS Lê Hồng Quang, Trưởng khoa Ngoại vú cho biết, vú phải của bệnh nhân có thương tổn nhưng mới đơn ổ, chưa di căn nên khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ cân nhắc bảo tồn trên cơ sở đảm bảo điều trị là ưu tiên hàng đầu.

Khó khăn được đặt ra do khối u nằm ở vị trí khó, buộc các phẫu thuật viên phải tính toán kỹ từng yếu tố dù là nhỏ nhất để tránh hệ quả đáng tiếc làm biến dạng tuyến vú.

Trong quá trình mổ, kíp phẫu thuật đã loại bỏ khối u 1,8 cm, tạo hình lại tuyến vú sa trễ cho bệnh nhân.

Do khối u nằm ở vị trí 1/4 dưới trong, là vị trí rất khó để thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ, nhưng với kinh nghiệm lâu năm cùng với các kỹ thuật tiên tiến, bác sĩ đã lựa chọn phương pháp tạo hình J.

Phương pháp này có nhiều ưu điểm, ngoài việc xử lý tối đa tổn thương ở ngực còn đảm bảo hài hòa 2 yếu tố vừa cắt bỏ khối u trên diện rộng vừa xử lý sa trễ. Đường mổ chữ J theo đúng viền ngực của bệnh nhân, sau mổ chỉ để lại 1 đường ngang rất nhỏ ở ngực nên đảm bảo về mặt thẩm mỹ. Với đường mổ này, hạch nách cũng dễ dàng được xử lý.

Ngoài trường hợp của chị Nhung, trong thời gian qua, BV K cũng tạo hình, tái tạo lại ngực cho nhiều bệnh nhân ung thư vú.

Trước lo lắng của nhiều bệnh nhân cho rằng đặt túi ngực sau khi cắt u sẽ làm tăng nguy cơ tái phát, TS Quang cho biết, đến nay chưa có nghiên cứu khoa nào nào chứng minh nâng ngực là yếu tố nguy cơ gây ung thư.

Tuy nhiên khi nâng ngực, chị em cần chọn loại túi độn phù hợp, kích cỡ cân đối với cơ thể, lựa chọn cơ sở uy tín. Sau nâng ngực cần theo dõi khám định kỳ để đảm bảo thẩm mỹ cũng như theo dõi sát tình trạng bệnh sau cắt u.

*Tên bệnh nhân đã được thay đổi.

Thúy Hạnh

Thiếu nữ Hà Nội 18 tuổi rụng rời phát hiện ung thư vú

Thiếu nữ Hà Nội 18 tuổi rụng rời phát hiện ung thư vú

Trong y văn, có rất ít trường hợp ung thư vú dưới 20 tuổi, nhưng ngay tại BV K tiếp nhận không ít bệnh nhân tuổi đời còn rất trẻ.