Động thai là tình trạng thai nhi vẫn còn sống và phát triển trong buồng tử cung nhưng thai phụ lại có dấu hiệu như đau bụng và ra máu âm đạo, tình trạng này nếu được phát hiện và điều trị sớm thì có thể giữ lại được con.

{keywords}
 

Động thai theo quan điểm y học cổ truyền

Theo Đông y, có nhiều nguyên nhân gây động thai, dọa sảy thai, sảy thai, nhưng thực tế thì thai phụ bị động thai phần nhiều là do âm hư huyết nhiệt, do thận hư hoặc do tỳ hư.

Sau khi phụ nữ có thai, âm huyết tụ lại ở dưới để chăm sóc thai nguyên thì phần âm càng suy, tinh huyết của phụ nữ có hạn, tụ lại để nuôi thai, phần âm dễ bị hư. Nếu phần âm (nội tiết tố) trong cơ thể người phụ nữ suy giảm, không chế được dương, làm cho nhiệt ở bên trong tăng thêm, làm cho máu nóng, máu không đi theo kinh, thai mất sự nuôi dưỡng hoặc nhiệt làm thương bào lạc, quấy nhiễu thai nguyên, khiến cho thai động không yên. Huyết bị động, mà huyết động thì thai không yên.

Thai ở trong tử cung bị khô héo là do thai phụ thể chất yếu đuối không đủ nuôi dưỡng, khí huyết chệnh lệch cho nên khô héo là vì thế, chỉ nhờ khí huyết của mẹ thì thai nhi mới lớn được.

Thai nhiệt là tên gọi chung một loạt chứng hậu do âm hư dương thịnh ở người có thai. Phần nhiều gặp ở thời kỳ đầu khi mang thai, hay gặp ở phụ nữ có thể trạng gầy, thích ăn đồ cay nóng, tâm phiền không yên, miêng khô, lưỡi ráo, thích uống mát hoặc đại tiện táo, tiểu tiện sắc nước vàng...

Do vậy việc dưỡng huyết cho phụ nữ đang mang thai rất quan trọng, giúp cả mẹ và thai nhi đều được khỏe mạnh trong suốt thai kỳ.

{keywords}
 

Phòng tránh động thai theo Đông y

Bình thường phụ nữ sinh ra có thừa về khí mà không đủ về huyết, vì hàng tháng cơ thể của họ đều mất máu do kinh nguyệt. Ở phụ nữ mang thai mà khí huyết suy yếu cũng như “cây khô thì quả chưa chín đã rụng, cành khô thì hoa chưa nở đã rơi” do đó để phòng ngừa động thai, dọa sảy thai thì huyết dịch trong cơ thể người phụ nữ phải luôn đầy đủ.

Lúc mới mang thai, thai phụ nên kiêng đồ cay nồng. Để thanh nhiệt, an thai, người xưa có câu: “Bạch truật, Hoàng cầm thánh dược an thai”. Bạch truật là vị thuốc bổ tỳ, bồi dưỡng cho mẹ, Hoàng Cầm thanh nhiệt, tốt cho tử cung.

Do đó trong y học cổ truyền để phòng ngừa và điều trị động thai, dọa sảy thai thì các bài thuốc cốt là dưỡng huyết, điều khí, bổ thận, ích tỳ.

TPBVKS Khang Mẫu Nhi được kế thừa trên nền tảng bài thuốc cổ phương “Thái sơn bàn thạch thang”, được ghi chép trong sách “Cảnh nhạc toàn thư” của ông Trương Giới Tân từ thế kỷ 16, được người đời sau rất tin dùng. Ý nghĩa tên của bài thuốc Thái sơn bàn thạch là an thai chắc chắn như tảng núi Thái trên nền tảng bố khí, dưỡng huyết, kiện tỳ ích thận cho thai phụ. Nhiều công trình nghiên cứu cũng như trên lâm sàng cũng đã chứng minh hiệu quả của bài thuốc “Thái sơn bàn thạch thang” đối với công dụng điều trị động thai, dọa sảy thai.

Ngoài ra Khang Mẫu Nhi còn được gia giảm các dược liệu giúp an thai như Củ Gai, A giao, đây đều là các dược liệu quý giúp an thai được sử dụng trong dân gian từ xa xưa cho đến tận ngày nay.

{keywords}
 

Trong sản phẩm Khang Mẫu Nhi, dùng Đẳng sâm, Bạch truật để bổ tỳ ích khí; dùng Đương quy, Thục địa, Bạch thược để dưỡng huyết; Hoàng cầm thanh nhiệt, phối hợp với Bạch truật để kiện tỳ thanh nhiệt, nên giúp dưỡng thai. Sản phẩm dùng một ít Sa nhân cay ấm lại sáp để vừa lý khí hòa trung, vừa an thai; lại dùng Tục đoạn kết hợp với Thục địa để bổ can thận mà an thai …

Khang Mẫu Nhi giúp an thai cho phụ nữ đang mang thai.

Sản phẩm này không phải thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ cao cấp Trương Thị Xuân Hòa

(Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viên Y học cổ truyền Trung ương)