Thực phẩm an toàn là thực phẩm được chọn lọc kỹ từ khâu chọn mua và kế tiếp là cách bảo quản đúng để mỗi bữa ăn của gia đình luôn đầy đủ chất dinh dưỡng. Không phải ai cũng biết bảo quản đúng cách, khiến thực phẩm, đặc biệt là rau quả nhanh hỏng và mất đi chất dinh dưỡng, thậm chí phát sinh nhiều yếu tố gây hại cho sức khỏe.

Dưới đây là những quy tắc bảo quản rau, củ, quả để giữ lại độ tươi ngon và chất dinh dưỡng nhiều nhất có thể:

1. Phân loại rau, củ, quả

Trước khi cho rau củ vào tủ lạnh, bạn nên phân loại rau, củ, quả. Nếu gộp chúng chung với nhau thì những loại rau, củ, quả nhanh hỏng sẽ rất khiến cho các loại rau củ bên cạnh chúng bị hỏng theo.

{keywords}

- Bạn hãy tách riêng các loại thực phẩm sản sinh ra khí Ethylene như cà chua, đu đủ, táo,... với các loại nhạy cảm với khí Ethylene như cà rốt, cam, rau cải,...

- Với dưa chuột – một loại quả rất dễ bị thối hỏng, bạn không nên để dưa chuột cùng các loại hoa quả khác, nếu không chúng rất dễ lây thối cho các loại rau quả để chung với nó.

- Bạn cũng không nên để chung cam với táo. Cất táo trong tủ lạnh nếu bạn muốn kéo dài thời hạn sử dụng của chúng. Còn cam, hãy đặt trong túi lưới để không khí có thể lưu thông,  túi nhựa sẽ làm cho cam dễ bị mốc.

- Một số loại quả có mùi khó chịu như sầu riêng thì bạn nên để trong hộp đậy kín để tủ lạnh và các thực phẩm khác khỏi bị ám mùi.

2. Không rửa rau củ quả trước khi cho vào tủ lạnh

Độ ẩm khiến rau dễ bị biến màu, hư hỏng vì vậy không nên rửa rau củ trước khi cho vào tủ lạnh và chỉ rửa trước khi bỏ ra sơ chế hoặc ăn. 

Đối với những loại thực phẩm củ quả như củ cải, cà rốt, xu hào... bạn nên cắt bớt ngọn trước khi cho vào tủ lạnh.

3. Chú ý để nhiệt độ phù hợp

1 - 4 độ C là khoảng nhiệt độ phù hợp nhất để bảo quản rau củ, còn 3,3 độ C - 5,6 độ C là khoảng nhiệt độ phù hợp với trái cây. Khoảng nhiệt độ này sẽ ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Nếu để nhiệt độ cao hơn, vi khuẩn hoạt động mạnh khiến cho rau quả nhanh hư hỏng. Ngược lại, dưới 1 độ C, rau củ sẽ bị đông, khiến chúng mất đi chất dinh dưỡng vốn có.

{keywords}

4. Dùng túi nilong

Phần lớn các loại rau củ tươi đều đòi hỏi độ ẩm từ 80-95% nhưng độ ẩm của tủ lạnh chỉ dừng lại ở mức khoảng 65%. Vì vậy, nên cho rau củ vào túi nilong để ngăn sự bay hơi nước khi cho vào tủ lạnh, đặc biệt là những thứ không có lớp vỏ bên ngoài.

Tuy nhiên, không nên sử dụng túi nilong với nấm rơm vì 90% thành phần nấm rơm là nước, chúng sẽ nhanh chóng đổ nhớt khi cho vào túi kín. Ngoài ra, nấm rơm cũng có khả năng hấp mùi khi bảo quản chung với những thực phẩm có mùi mạnh. Vì vậy, tốt nhất là cho nấm rơm hay các thực phẩm nhiều nước vào túi giấy.

{keywords}

5. Thời gian giữ rau củ trong tủ lạnh

- 2 - 3 ngày: măng tây, cải bắp

- 3 - 5 ngày: bông cải xanh, đậu Hà Lan, hành lá.

- 1 tuần: đậu, súp lơ, dưa chuột, rau lá xanh, tỏi tây, rau diếp, ớt, bí ngô.

- 1 - 2 tuần: cần tây.

- 2 tuần: củ cải, cà rốt, củ cải.

6. Các loại rau, củ, quả không nên để trong tủ lạnh

Khoai lang và chuối là hai loại không nên để trong tủ lạnh. Nhiệt độ trong ngăn mát sẽ khiến chúng mất đi dinh dưỡng cần thiết và mùi vị ban đầu. Cà chua cũng là loại quả không nên cho vào tủ lạnh vì bảo quản lạnh sẽ khiến cà chua mất đi chất dinh dưỡng. Bạn cũng nên chú ý để một số loại trái cây chín rồi mới cho vào tủ lạnh như bơ, na, hồng xiêm,..

An An (Dịch theo Sohu)

9 'từ' nuôi dưỡng tế bào ung thư, nhiều điều người Việt vẫn làm mỗi ngày

9 'từ' nuôi dưỡng tế bào ung thư, nhiều điều người Việt vẫn làm mỗi ngày

Một trong những mấu chốt quan trọng trong việc giữ cơ thể khỏe mạnh, không bệnh tật chính là bạn cần biết nguyên nhân khiến mình dễ mắc bệnh.