Chiều 13/9, TS.BS Lê Quốc Hùng, Trưởng Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), cho biết, bệnh viện đang điều trị cho ông N.N.D. (54 tuổi, ngụ Bà Rịa Vũng Tàu) bị nhiễm độc do pate Minh Chay.

{keywords}

Sau khi truyền thuốc giải độc botulinum, ông D. được theo dõi sát để bác sĩ có phương án điều trị tiếp theo. Ảnh: BVCC

Sau khi tiếp nhận thuốc giải độc botulinum do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tài trợ cho Việt Nam, bệnh viện đã truyền thuốc cho bệnh nhân. 

Theo bác sĩ Hùng, thuốc giải độc có thể làm giảm thời gian cai máy thở cho bệnh nhân nhiễm độc. Bên cạnh đó, thuốc có tác dụng tốt nhất ngay sau khi bệnh nhân bị nhiễm độc. Nếu tình trạng bệnh càng lâu, hiệu quả sẽ không như mong muốn.

Với trường hợp của ông D., sau khi truyền thuốc giải độc, các bác sĩ đang theo dõi tích cực diễn tiến bệnh để có phương án điều trị tiếp theo.

Trước đó, ngày 27/8, ông D. được Bệnh viện Bà Rịa chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu trong tình trạng nói khó, yếu tứ chi, sụp mi sau khi ăn pate Minh Chay.

Đợt thuốc này gồm 6 lọ được chuyển đến điều trị cho các bệnh nhân tại khu vực miền Nam. Mỗi lọ trị giá 8.000 USD. Đây là thuốc được WHO tài trợ nên bệnh nhân không tốn chi phí khi sử dụng.

Đến nay, tại TP.HCM, các bệnh viện đã tiếp nhận tổng cộng 10 trường hợp bị ngộ độc botulinum vì sử dụng pate Minh Chay. Trong đó, 7 người nằm tại Bệnh viện Chợ Rẫy, 2 người tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới và 1 người tại Bệnh viện Nhân dân 115.

Liên Anh

Bệnh nhân ngộ độc pate Minh Chay bị điều trị nhầm hơn 1 tháng

Bệnh nhân ngộ độc pate Minh Chay bị điều trị nhầm hơn 1 tháng

Sau hơn 1 tháng bị chẩn đoán nhầm nhược cơ, bệnh nhân bị ngộ độc sau khi ăn pate Minh Chay mới được chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy điều trị.