Tính đến sáng 13/8, Bộ Y tế thông tin đã có 4.813 trường hợp mắc Covid-19 tử vong, tương đương tỉ lệ 1,95%. Tỉ lệ này trên thế giới là 2,11%.

Riêng tại TP.HCM, những ngày gần đây ghi nhận trung bình 261-308 ca tử vong mỗi ngày.

Trao đổi với VietNamNet, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn nhận định, có 3 nguyên nhân khiến số lượng F0 tại TP.HCM tăng mỗi ngày:

Thứ nhất, do quá tải số lượng bệnh nhân, lần đầu tiên thành phố tiếp nhận một lượng F0 lớn như vậy.

Thứ hai, do đặc tính của chủng Delta vừa lây lan nhanh vừa diễn biến nhanh. Nhiều trường hợp trở nặng rất nhanh.

Thứ ba, do điều kiện chuẩn bị về trang thiết bị và con người tại một số đơn vị chưa thật sự đầy đủ nên người bệnh chưa được chăm sóc, điều trị với những điều kiện tốt nhất.

{keywords}

Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn 

Về chiến lược giảm tỉ lệ F0 tử vong, Thứ trưởng Sơn cho rằng cần triển khai đồng loạt nhiều giải pháp, gồm: Tăng cường nhân lực, nguồn lực, tăng cơ sở thu dung điều trị, phân tuyến điều trị, tăng cường theo dõi, điều trị tại nhà, tổ chức các đội phản ứng nhanh, cấp cứu kịp thời, yêu cầu tất cả cơ sở y tế phải mở cửa tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu.

Thứ trưởng cho biết, trong tình hình hiện nay, những tầng dưới cùng trong tháp 5 tầng điều trị cần phải được quan tâm nhất để số bệnh nhân nhẹ không chuyển nặng, không phải chuyển lên tuyến trên. Càng ít bệnh nhân nặng, tỉ lệ tử vong càng thấp.

Theo Thứ trưởng, về nhân lực, tuyến 2 của thành phố hiện chỉ tiếp nhận, thu dung số lượng có hạn nhưng với các tuyến trên, hiện Chính phủ, ngành y tế đã được dồn lực cao độ nhất, tập trung cả nước về đây.

Lúc cao điểm, Bộ Y tế đã huy động hơn 10.000 y, bác sĩ, học sinh, sinh viên. Đây là con số chưa từng có.

“Đây là những nhân viên y tế tinh tú nhất nước, mang theo các trang thiết bị hiện đại đến hỗ trợ TP.HCM”, Thứ trưởng Sơn thông tin.

Hiện Bộ Y tế xây dựng mô hình tháp 3 tầng trong điều trị F0, tuy nhiên TP.HCM đã phân đến 5 tầng.

Riêng tầng 1 và tầng 2 chiếm gần 70%, gồm các trường hợp không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ. Tầng 3 chiếm khoảng 10%, dành cho các bệnh nhân có triệu chứng trung bình và nặng; tầng 4 tiếp nhận các bệnh nhân có bệnh nền đi làm, phải can thiệp lọc máu, thở máy, chiếm khoảng 8%. Tầng 5, chiếm khoảng 5% bệnh nhân, là các trường hợp nặng nhất, điều trị tại các trung tâm hồi sức Covid-19.

Theo thống kê, tỉ lệ bệnh nhân tử vong nhiều nhất tập trung ở tầng 4, kế đó là tầng 5. Trong số các ca tử vong, nhóm trên 60 tuổi chiếm trên 60%.

>>> Xem thêm tình hình dịch Covid-19 tại TP.HCM mới nhất

Thúy Hạnh

CDC Hà Nội bác thông tin một F0 từng dẫn đoàn 2.000 người đi tiêm chủng

CDC Hà Nội bác thông tin một F0 từng dẫn đoàn 2.000 người đi tiêm chủng

Theo đó, đoàn do ca Covid-19 phụ trách chỉ có khoảng 40 người. Tính cả nhân viên tiêm chủng và các trường hợp khác, tổng có khoảng hơn 200 người liên quan đến trường hợp F0 này.

TP.HCM giải thích việc tạm dừng một số điểm tiêm vắc xin Covid-19

TP.HCM giải thích việc tạm dừng một số điểm tiêm vắc xin Covid-19

Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Hoài Nam cho biết, việc tạm dừng tiêm vắc xin Covid-19 ở một số nơi nhằm giảm tốc độ cho phù hợp với tình hình hiện nay.