Người bình thường đi đại tiện dưới 3 lần/1 tuần có thể được coi là táo bón. Táo bón lâu dài có thể dẫn đến rối loạn chức năng ruột, đi tiêu chậm, da xỉn màu, da sần sùi, lỗ chân lông to và thậm chí đe dọa đến tính mạng.

Nhưng vào những năm 1890 ở thế kỷ 19, có một người đàn ông đi tiêu 1 tháng 1 lần vì đã mắc phải một căn bệnh gọi là phì đại tràng bẩm sinh, còn có tên gọi khác là bệnh Hirschsprung. Bệnh này xảy ra khi các tế bào thần kinh trong đại tràng không phát triển bình thường khiến cho chất thải bị tắc nghẽn.

{keywords}

Từ khi sinh ra, người đàn ông xấu số đã mắc bệnh phì đại tràng bẩm sinh nhưng không được chạy chữa.

Ngày chào đời, anh sinh ra là một đứa trẻ khỏe mạnh, ngoại trừ một cái bụng to và bị táo bón nặng. Từ lúc 1 tuổi rưỡi, mọi thứ trở nên tồi tệ hơn, bụng anh càng sưng to và phải chịu đựng tình trạng táo bón trầm trọng. Khi 16 tuổi, ông có thể thường xuyên nhịn đi vệ sinh đến 1 tháng. Mặc dù khi đó các bác sĩ biết rằng căn bệnh này đến từ bát thường của đại tràng, nhưng mọi cuộc phẫu thuật sẽ rất nguy hiểm vì y tế chưa phát triển.

Đáng buồn thay, vào năm 29 tuổi, trong một lần cố đi đại tiện người đàn ông này đã qua đời. Sau khi anh chết, các bác sĩ khi khám nghiệm tử thi đã lấy ruột già anh ra ngoài. Nó có đường kính đến 76cm và được xác định chứa 18kg phân. 

{keywords}

Anh được đưa vào rạp xiếc để kiếm tiền với biệt danh "Người đàn ông bong bóng"

Qua nhiều năm, hiện nay viện bảo tàng Mutter được quản lý bởi Trường Cao đẳng Y khoa Philadelphia đang lưu giữ đại tràng khổng lồ của người đàn ông 29 tuổi với cùng với các lát cắt não của nhà vật lý thiên tài Albert Einstein.

Mỗi năm, hàng triệu người đam mê y tế từ khắp nơi trên thế giới đến để khám phá những câu chuyện và con người đặc biệt. Mọi người sẽ phải trả tiền để đến và chiêm ngưỡng chiếc ruột già khổng lồ như bong bóng này.

{keywords}

Phần ruột già khổng lồ của người đàn ông nghèo chịu đựng táo bón trong thời gian dài

Thật may mắn vì những tiến bộ trong y học mà căn bệnh Hirschsprung không còn gây nguy hiểm đến tính mạng. Trên thực tế, bệnh thường được phát hiện và điều trị thành công bằng phẫu thuật từ khi người bệnh còn rất trẻ.

Bệnh phì đại tràng bẩm sinh là gì?

Vào cuối thế kỷ 17, một nhà giải phẫu học tên là Frederick Ruysch lần đầu tiên phát hiện ra căn bệnh này. Năm 1886, bác sĩ y khoa người Đan Mạch Harald Hirschsprung đã tiết lộ một cách có hệ thống bí ẩn về căn bệnh này tại Đại hội Nhi khoa. Để tưởng nhớ bác sĩ, căn bệnh này còn được gọi là "bệnh Hirschsprung."

Đây là một trong những bệnh đường ruột bẩm sinh phổ biến ở trẻ em. Hiện tại, nguyên nhân chưa được hiểu đầy đủ. Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng nó có liên quan chặt chẽ đến di truyền.

Triệu chứng của bệnh phì đại tràng bẩm sinh

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh phình đại tràng bẩm sinh thay đổi tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh lý này. Thông thường các dấu hiệu và triệu chứng xuất hiện ngay sau khi sinh, nhưng đôi khi chúng không rõ ràng cho đến khi trẻ lớn lên.

Thông thường, dấu hiệu rõ ràng nhất là trẻ không có nhu động ruột trong vòng 48 giờ sau khi sinh. Các dấu hiệu và triệu chứng khác ở trẻ sơ sinh có thể bao gồm:

- Căng chướng bụng;

- Nôn mửa, thường nôn mửa chất có màu xanh lá cây hoặc màu nâu;

- Táo bón hoặc xì hơi, có thể làm cho trẻ quấy khóc;

- Tiêu chảy;

- Phân không có thường xuyên nhưng thoát ra đột ngột;

- Vàng da;

- Bú kém;

- Tăng cân chậm.

Ở trẻ lớn, các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm: Chướng bụng, táo bón mạn tính, xì hơi, chậm phát triển, mệt mỏi, phân vón cục, suy dinh dưỡng, tăng trưởng chậm.

An An (Dịch theo QQ)

Bí ẩn về người phụ nữ có 'máu độc' khiến các nhà khoa học đau đầu

Bí ẩn về người phụ nữ có 'máu độc' khiến các nhà khoa học đau đầu

Cái chết của Gloria Ramiez được ví như những trường hợp trong các bộ phim siêu nhiên, viễn tưởng. Cô được gọi là "người phụ nữ máu độc" và đến nay, các chuyên gia vẫn không thể giải thích thỏa đáng hiện tượng bí ẩn này.