Tháng 7 là giai đoạn cao điểm của viêm não, trong đó có viêm não Nhật Bản. Đây là một trong những bệnh nguy hiểm và gây tỷ lệ tử vong cao ở trẻ nhỏ hoặc để lại những di chứng nặng nề.

Trẻ thở máy, nằm ghép giường la liệt tại các BV Nhi

Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) tính từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 62 ca mắc viêm não Nhật Bản, trong đó có 1 trường hợp tử vong tại Sơn La. Tại các tỉnh phía Bắc, tình hình trẻ mắc viêm não Nhật Bản trong 6 tháng đầu năm có diễn biến phức tạp. Chỉ tính riêng tại BV Nhi Trung ương đã có 24 trẻ nhập viện vì căn bệnh này.

{keywords}

Dấu hiệu ban đầu của viêm não Nhật Bản dễ nhầm với sốt siêu vi

Ở phía Nam, dịch cũng đang hoành hành. Tuy mới ở giai đoạn đầu của mùa dịch, nhưng tình trạng bệnh nhi đến cấp cứu, điều trị, nằm thở máy tại BV Nhi đồng 1 (TPHCM) lại ở mức báo động. Thậm chí có lúc bệnh viện đã phải ghép 2-3 bé/giường nhưng vẫn thiếu chỗ, phải gửi từ khoa Nhiễm sang khoa Cấp cứu nằm tạm.

{keywords}
Chú thích ảnh

Theo BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh (BV Nhi đồng 1), viêm não Nhật Bản là bệnh nhiễm trùng cấp tính gây tổn thương hệ thần kinh trung ương, bùng phát mạnh từ tháng 5, 6 đến đầu tháng 10 hằng năm.

Bệnh lây qua vật trung gian là muỗi Culex, dân gian hay gọi là “muỗi ruộng”. Muỗi hút máu của heo, sau đó đốt sang người và truyền virus. Đến nay, đây là con đường duy nhất lây nhiễm viêm não Nhật Bản. Hiện chưa ghi nhận lây truyền từ người sang người.

Dấu hiệu ở trẻ không thể chủ quan

Mọi lứa tuổi đều có thể mắc viêm não Nhật Bản, song chủ yếu là trẻ em dưới 15 tuổi, đặc biệt nhóm nguy cơ cao nhất là trẻ từ 2-6 tuổi (chiếm 75% tổng số trẻ mắc).

“Khi mắc viêm não Nhật Bản thường có các biểu hiện sốt cao, ho, đau đầu, ói, tiêu chảy hoặc đôi khi chỉ sốt mà không có biểu hiện khác nên khó phát hiện sớm, đôi lúc còn bị chẩn đoán nhầm thành sốt siêu vi. Vì lý do này nên khi bệnh nhân co giật đến bệnh viện thì đã chuyển nặng, rơi vào hôn mê và phải thở máy” - BS Khanh cho biết.

BS Khanh khuyến cáo: “Viêm não Nhật Bản diễn tiến rất nhanh, có thể sau 3 ngày, thậm chí là 1 ngày. Bệnh hầu như chỉ có thể chẩn đoán sau khi đã có biểu hiện co giật, hôn mê. Do đó, cha mẹ cần lưu ý nếu thấy trẻ có các biểu hiện như sốt liên tục ở ngày thứ 2, nôn, ói, uống thuốc hạ sốt không giảm thì cần đưa trẻ đến bệnh viện khám. Trường hợp nặng hơn có dấu hiệu rối loạn tri giác (co giật, hôn mê…) thì phải lập tức đi cấp cứu”.

Tiêm vắc xin giúp bảo vệ trẻ khỏi viêm não Nhật Bản

Mặc dù trong chương trình tiêm chủng quốc gia đã có lịch tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản nhưng nhiều bậc phụ huynh vẫn còn chủ quan, “quên” hoặc “tiêm không đủ liều”. Thậm chí, nhiều người còn tin theo những thông tin sai sự thật như: tiêm vắc xin là cho chất độc vào cơ thể, dễ bị bệnh tự kỷ, gây ra hội chứng đột tử…

{keywords}

Tiêm ngừa vắc xin giúp trẻ tránh được những dịch bệnh nguy hiểm như Viêm não Nhật Bản

Điều này sai hoàn toàn. BS Trương Hữu Khanh khẳng định: “Sau nước sạch ra thì vắc xin là phương pháp tốt nhất để cứu sống trẻ em tránh các loại bệnh dịch. Các nhà khoa học đã tốn rất nhiều công sức để điều chế vắc xin, họ thử rất nhiều lần trên nhiều cá thể, từ động vật đến cá thể người để đưa ra thị trường. Vì thế không có chuyện tiêm vắc xin là tiêm chất độc vào cơ thể. Hiện nay cũng chưa có nghiên cứu, ghi nhận nào cho thấy tiêm vắc xin gây ra bệnh tử kỷ, hội chứng đột tử ở trẻ em”.

“Chống vắc xin” - con nguy cơ bại não, động kinh, tử vong

Trẻ mắc viêm não Nhật Bản phải đối mặt với rất nhiều nguy hiểm, theo BS Khanh khoảng 60% bệnh nhi sẽ khỏi bệnh, hồi phục hoàn toàn, nhưng có đến 30% bị di chứng bại não, động kinh, yếu liệt tứ chi... và dưới 10% tử vong. Bệnh viêm não hiện chưa có thuốc đặc trị, chỉ điều trị triệu chứng, trung bình mỗi ca bệnh phải nằm viện từ 3-4 tuần. Bệnh để lại nhiều di chứng nặng như: sống thực vật, bội nhiễm phổi và tử vong; chậm phát triển về trí tuệ, khả năng hòa nhập cộng đồng rất kém; động kinh hoặc yếu liệt chi.

{keywords}

Tiêm ngừa viêm não Nhật Bản được xem là giải pháp hàng đầu để phòng ngừa bệnh này. Do vậy, “Hiệp sĩ chống dịch” Trương Hữu Khanh khuyến cáo cha mẹ cần tuân thủ lịch tiêm chủng:

- Đối với trẻ dưới 5 tuổi tiêm 3 liều cơ bản theo lịch tiêm của chương trình tiêm chủng mở rộng. Mũi 1 lúc trẻ đủ một tuổi, mũi 2 sau mũi một từ một đến 2 tuần và mũi 3 sau mũi 2 là một năm. Sau đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.

- Đối với trẻ trên 5 tuổi nếu chưa từng được tiêm vắc xin thì cũng tiêm với 3 liều cơ bản. Khoảng cách các mũi cũng tương tự như trên.

Ngoài ra, mọi gia đình nên tăng cường các biện pháp diệt muỗi, ngủ mùng thường xuyên, phát quang bụi rậm quanh nhà, thường xuyên vệ sinh chuồng trại chăn nuôi, khu chăn nuôi cần cách xa khu vực sinh sống.

Hapacol 250 với hoạt chất chính là paracetamol có mùi cam, vị ngọt giúp bé giảm nhanh cơn sốt

{keywords}

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi Công ty Cổ phần Dươc Hậu Giang.

Địa chỉ: Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, P.An Hoà, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ

Mọi thông tin liên hệ: 07103891433 – (08) 3891434

Hoàng Thúy