{keywords}

Đối tác mà TGĐ GE Việt Nam kiêm Giám đốc Điều hành bộ phận GE Healthcare Việt Nam nhắc tới chính là Vinmec, hệ thống y tế tư nhân hàng đầu Việt Nam hiện nay với 7 bệnh viện hiện diện tại các thành phố lớn. Đặc biệt, theo ông Sơn, các bệnh viện của Vinmec có sự đồng bộ theo hệ thống. Điều này không chỉ giúp việc khám chữa bệnh hiệu quả hơn mà còn có thể đóng góp phục vụ nghiên cứu, phát triển hệ thống y học hàn lâm. Không chỉ ở Việt Nam mà cả khu vực ASEAN, chúng tôi làm việc với rất nhiều đối tác có chung tầm nhìn như Vinmec nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và mang lại những kết quả điều trị tốt hơn cho bệnh nhân,” ông Sơn chia sẻ trong cuộc trò chuyện về thị trường chăm sóc sức khỏe trong nước.

{keywords}

Xin hỏi ông một câu mang tính chủ quan: theo ông, vì sao người bệnh ở Việt Nam vẫn “thích” ra nước ngoài chữa bệnh dù trong nước đã có những thiết bị chăm sóc sức khỏe hiện đại nhất, tay nghề bác sĩ cũng được đánh giá cao?

Việt Nam là một nền kinh tế mới nổi, và là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực. Các đặc tính nhân khẩu học, mức sống thay đổi và dân số già hóa khiến nhu cầu đối với các dịch vụ y tế và tiếp cận các công nghệ tiên tiến ngày càng cao. Tôi tin rằng cần thay đổi quan điểm và nhận thức của người dân về ngành y tế Việt Nam, giúp họ tự tin hơn khi khám chữa bệnh ngay trong nước. Đây là lí do mà GE Healthcare coi sự hợp tác với các cơ sở y tế như Vinmec là một chiến lược quan trọng. Sự hợp tác này không chỉ là về công nghệ mà còn trong cả đào tạo, thiết kế bệnh viện... để đảm bảo Vinmec đáp ứng tốt nhu cầu khám chữa bệnh chất lượng trong dài hạn.

Được biết, hệ thống y tế tư nhân hiện nay có nhiều đơn vị đã tham gia sâu hơn vào nghiên cứu, trong đó nổi lên là Vinmec với mô hình chuỗi bệnh viện lớn kết hợp các Viện nghiên cứu. Ông đánh giá thế nào về việc này?

Hiện có rất nhiều đơn vị y tế sẵn sàng đầu tư máy móc rất hiện đại, tuy vậy chỉ dừng ở máy móc đơn lẻ. Vinmec là một trong những đối tác có tầm nhìn rất chiến lược và dài hạn của chúng tôi, họ sẵn sàng đầu tư đồng bộ cho bệnh viện từ công nghệ, hạ tầng cho đến những tiêu chuẩn chăm sóc bệnh nhân. Đặc biệt, những thiết bị này không chỉ phục vụ cho công tác chẩn đoán điều trị mà còn có thể phục vụ cho công tác nghiên cứu.

Ngành y học toàn cầu hiện đang tiếp tục tập trung vào nghiên cứu y học cá thể hóa. Đây là sự thay đổi rất quan trọng trong phương pháp điều trị. Các căn bệnh đại trà đang được chữa giống nhau nhưng thật ra bản thể mỗi người một khác. Khoa học đã chứng minh sự khác nhau về DNA giữa người này với người khác là rất nhỏ, do đó phải có giải pháp riêng cho từng cá nhân. Đây là định hướng phát triển mà GE đang hướng tới, và thật thú vị khi đấy cũng là tầm nhìn của Vinmec.

Có vẻ ông bị hấp dẫn bởi tầm nhìn này của đối tác?

Với nền kinh tế phát triển tốc độ cao như hiện nay, không có gì ngạc nhiên khi cả khối bệnh viện công và tư nhân tại Việt Nam đều tìm kiếm các cơ hội nâng cao khả năng tiếp cận y tế bền vững. GE Healthcare cũng nhận thấy đây là một cơ hội để chúng tôi có thể đồng hành cùng với các đối tác nhằm đạt được mục tiêu này. Sự hợp tác của chúng tôi với Vinmec rõ ràng là thách thức nhưng rất thú vị. Tôi không chỉ là một “người GE”, tôi còn là một Người Việt Nam. Tôi rất tâm đắc với mục tiêu Vinmec đang theo đuổi, đó là làm mọi điều tốt nhất để phục vụ người dân Việt Nam. Điều đó cũng phù hợp với suy nghĩ của cá nhân tôi.

{keywords}

Điều gì khiến ông ấn tượng nhất khi làm việc với Vinmec?

Họ yêu cầu rất cao. Họ thường đòi hỏi những thiết bị hiện đại nhất, không những nhất Việt Nam mà còn nhất khu vực. Như khi làm việc với các khách hàng khác, việc đào tạo chuyển giao công nghệ trước khi triển khai các hệ thống mới rất được chú trọng vì nó quyết định việc sử dụng thiết bị có hiệu quả hay không, đồng nghĩa với phục vụ bệnh nhân có an toán và tốt hay không. Chúng tôi kết nối Vinmec với những chuyên gia đầu ngành trên thế giới để đảm bảo việc này. Và các chuyên gia cũng phải cố gắng đáp ứng những yêu cầu rất khắt khe của Vinmec. Rất thách thức, nhưng tôi cho rằng thách thức này thú vị!

{keywords}

Cơ sở vật chất không thua kém bất cứ bệnh viện nào trong khu vực

GE là đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong việc cung cấp thiết bị và các giải pháp công nghệ trong lĩnh vực y tế trên toàn cầu. Theo ông, cơ sở vật chất của các bệnh viện ở Việt Nam hiện nay so với khu vực đứng ở mức nào?

Có thể thấy y tế Việt Nam đang trên đà phát triển, các khoản đầu tư của Chính phủ và khối tư nhân đã mang đến những thành quả quan trọng, giúp nâng tiêu chuẩn y tế.

Trong cả hệ thống bệnh viện công lập hay tư nhân, chúng ta hoàn toàn không thua kém bất cứ bệnh viện nào trong khu vực cả. Ngay quý 2 vừa rồi, một bệnh viện công tại Hà Nội đã trang bị mới hệ thống robot can thiệp tim mạch tự động (phòng mổ Hybrid) hiện đại bậc nhất hiện nay của GE Healthcare để thực hiện những ca can thiệp tim mạch cực khó. Không phải viện nào cũng đủ khả năng trang bị phòng mổ này. Trước đó, chúng tôi mới chỉ cung cấp hệ thống này cho 2 bệnh viện của Vinmec là Vinmec Times City và Vinmec Central Park thôi.

{keywords}

Trong khu vực Đông Nam Á, Vinmec cũng là cơ sở y tế đầu tiên mua chiếc máy cộng hưởng từ 3.0 Tesla có công nghệ tiên tiến nhất. Ngoài ra, chúng tôi cũng đã cung cấp cho hệ thống y tế này hệ thống siêu âm vú tự động 3D đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam giúp tầm soát và phát hiện ung thư vú sớm cho bệnh nhân,và một máy CT 512 lát. Ngoài ra còn có thể kể tới hệ thống PET CT, hệ thống chụp phát hiện ung thư di căn toàn thân cũng rất hiện đại trên thị trường.

Dù vậy, chỉ công nghệ là chưa đủ để xây dựng ngành y tế bền vững. Việc đầu tư đào tạo nguồn lực tại chỗ có vai trò quan trọng giúp vận hành và sử dụng thiết bị thành công đồng thời xây dựng năng lực cho các cơ sở tuyến đầu. Ví dụ, trong năm 2019, chúng tôi đã tổ chức hơn 50 chương trình Đào tạo liên tục cho các kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh, siêu âm và bác sỹ lâm sàng trên toàn hệ thống Vinmec.

{keywords}

Cách mà GE hợp tác với các bệnh viện đối tác sẽ diễn ra như thế nào, thưa ông?

Chúng tôi cung cấp cho các đối tác những trang thiết bị trang thiết bị phù hợp với mục tiêu phát triển của họ, đồng bộ từ quá trình tầm soát, chẩn đoán, can thiệp, điều trị cho đến theo dõi sau điều trị. Sau đó, chúng tôi chịu trách nhiệm đào tạo và chuyển giao công nghệ. Phần này đặc biệt quan trọng vì làm thế nào để khai thác hiệu quả các thiết bị lại là một câu chuyện rất khác.

Trên toàn Việt Nam và trong khu vực, có rất nhiều giáo sư bác sĩ hàng đầu về các lĩnh vực tim mạch, ung bướu. Chúng tôi cam kết sẽ giúp họ cập nhật thường xuyên các xu hướng y tế và phương pháp điều trị mới nhất.

{keywords}

Đào tạo cho những chuyên gia đầu ngành như vậy hẳn cũng là một thách thức…?

Đối với những giáo sư đầu ngành, kinh nghiệm của họ chính là vốn quý nhất. Câu chuyện lúc này không phải là làm thế nào để “đào tạo” họ mà là để phối hợp với họ. Trong ngành Y, mọi người đều phải học hàng ngày hàng giờ, ngoài 60 tuổi các GS vẫn phải học hàng ngày, dừng học sẽ bị lạc hậu. Các giải pháp công nghệ của GE là những ứng dụng tiên tiến nên làm thế nào phối hợp với các giáo sư để từ đấy họ truyền đạt lại cho các thế hệ trẻ kế cận chính là cách tốt nhất. Tôi thấy Vinmec đã tận dụng thế mạnh của các chuyên gia rất tốt, không chỉ trong chuyên môn mà trong cả việc đào tạo đội ngũ kế cận.

{keywords}{keywords}

Xin cảm ơn ông!

Minh Tuấn

Thiết kế Phạm Luyện