Trong nhiều tháng qua, các chuyên gia y tế đã phân tích khả năng bảo vệ cơ thể của vắc xin với Covid-19. Nghiên cứu gần đây chỉ ra, trong khi vắc xin Moderna khá ổn định theo thời gian, Pfizer dường như phai dần dù sử dụng công nghệ mRNA tương tự.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) xác định, hiệu quả của vắc xin Pfizer giảm nên cần tiêm nhắc lại cho một số nhóm người.

Ngoài ra, giới chuyên môn ghi nhận một lượng lớn người được tiêm có thể có kháng thể thấp hơn sau khi sử dụng vắc xin Pfizer.

{keywords}

Ảnh minh họa: Reuters

Nghiên cứu được công bố vào ngày 6/10 trên tạp chí Y học New England xem xét phản ứng kháng thể của vắc xin Pfizer giữa các nhóm đối tượng khác nhau. Chương trình khảo sát 4.800 nhân viên chăm sóc sức khỏe ở Israel đã tiêm đủ 2 liều Pfizer trong suốt 6 tháng từ tháng 12 đến tháng 7.

Theo đó, kháng thể có được từ vắc xin Pfizer giảm ở tất cả mọi người 6 tháng sau liều thứ hai. Kháng thể IgG giảm với tốc độ nhất quán còn kháng thể trung hòa giảm nhanh chóng trong 3 tháng đầu tiên, sau đó giảm chậm hơn.

Các tác giả cũng ghi nhận phụ nữ có mức độ bảo vệ cao hơn và được bảo vệ lâu hơn đáng kể so với nam giới sau khi tiêm vắc xin Pfizer. Trong toàn bộ quá trình theo dõi, nam giới có lượng kháng thể trung hòa thấp hơn so với phụ nữ, mức giảm tổng thể là 36%.

Sự cách biệt đó càng rõ ràng hơn theo tuổi tác. Vào cuối nghiên cứu, nam giới trên 65 tuổi có tỷ lệ kháng thể IgG thấp hơn 37% và tỷ lệ kháng thể trung hòa thấp hơn 46% so với phụ nữ cùng tuổi.

"Chúng tôi đã phân tích mối liên hệ giữa tuổi, giới tính với khả năng sinh miễn dịch, cả ở thời kỳ cao điểm và 6 tháng sau khi tiêm liều thứ hai. Chúng tôi nhận thấy nồng độ kháng thể ở phụ nữ đều cao hơn”, các tác giả xác nhận.

Đây không phải là nghiên cứu đầu tiên cho thấy phụ nữ được vắc xin Covid-19 bảo vệ nhiều hơn. Theo CDC, phụ nữ có nhiều tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin hơn nam giới. Nhà dịch tễ học Julianne Gee đánh giá, dường như phụ nữ có phản ứng kháng thể cao hơn nam giới đối với một số loại vắc xin, bao gồm cả Covid-19 và cúm.

“Phụ nữ thường có các đáp ứng miễn dịch mạnh mẽ hơn, bao gồm mức độ kháng thể cao và kích hoạt tế bào T mạnh hơn, dẫn đến việc kiểm soát bệnh nhanh hơn, nhưng cũng dẫn đến tăng khả năng phản ứng sau khi tiêm vắc xin,” bà Gee giải thích.

Nghiên cứu của Pfizer được công bố ngày 4/10 trên tạp chí The Lancet xác nhận khả năng bảo vệ của vắc xin chống lại nguy cơ Covid-19 trở nặng vẫn mạnh mẽ theo thời gian, bất kể giới tính. Theo nghiên cứu, phân tích hơn 3 triệu người, hiệu quả của Pfizer ngăn ngừa nhập viện liên quan đến Covid-19 là 90%.

Với khả năng chống nhiễm Covid-19, hiệu quả của vắc xin Pfizer giảm từ 88% trong tháng đầu tiên sau khi tiêm chủng xuống 47% sau 5 tháng.

>>> Thông tin về Vắc xin Covid-19 mới nhất

An Yên (Theo Bestlife)

Vắc xin Pfizer, Moderna đạt hiệu quả cao nhất khi nào?

Vắc xin Pfizer, Moderna đạt hiệu quả cao nhất khi nào?

Hiệu quả của vắc xin Pfizer đạt cao nhất trong 2 tháng đầu sau tiêm còn Moderna giữ sự ổn định lâu hơn.

Cách phân biệt giữa triệu chứng Covid-19 và phản ứng sau tiêm vắc xin

Cách phân biệt giữa triệu chứng Covid-19 và phản ứng sau tiêm vắc xin

Biểu hiện khá giống nhiễm Covid-19 nhưng phản ứng sau tiêm thường kéo dài không quá 2 ngày.