- Từ tháng 6 tới, Việt Nam sẽ sử dụng vắc xin ComBE Five của Ấn Độ thay thế vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem.

Đây là thông tin được PGS.TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ thông tin tại hội thảo truyền thông về một số loại vắc xin mới trong chương trình tiêm chủng mở rộng 2018.

PGS Dương cho biết, vắc xin phối hợp Quinvaxem của công ty Berna Biotech (Hàn Quốc) được sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng từ năm 2010 với khoảng 41 triệu liều.

Tuy nhiên, vắc xin này đã ngừng sản xuất, số vắc xin Quinvaxem còn lại sẽ được tiêm đến hết tháng 5.

{keywords}
Vắc xin ComBE Five sẽ được đưa vào tiêm mở rộng từ tháng 6 tới 


Từ tháng 6 tới, Việt Nam sẽ đưa vắc xin ComBE Five của Ấn Độ vào tiêm chủng mở rộng. Vắc xin này đã được cấp số lưu hành tại VN từ 30/5/2017 và có giá trị trong 5 năm.

Theo PGS Dương, vắc xin ComBE Five có thành phần tương tự Quinvaxem, ngừa phòng 5 bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm màng não do vi khuẩn Hib.

Vắc xin này bắt đầu lưu hành tại Ấn Độ từ 2010, được WHO tiền thẩm định chất lượng từ năm 2012 và đã tiêm hơn 400 triệu liều tại 43 quốc gia. Riêng Ấn Độ tiêm 130 triệu liều trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

“Trước khi tiêm trên toàn quốc, vắc xin ComBE Five đã được Học viện Quân y giám sát tiêm thí điểm tại 4 huyện của Hà Nam từ tháng 9/2016 đến tháng 1/2017 và đã được hội đồng khoa học của Bộ Y tế nghiệm thu. Sau đó được tiêm thí điểm tại Bình Định, Kon Tum và Đồng Tháp”, PGS Dương thông tin.

Sau tiêm, chỉ ghi nhận một số phản ứng thông thường xuất hiện vào ngày thứ nhất sau tiêm vắc xin, bao gồm phản ứng tại chỗ tiêm đau quầng đỏ với tỉ lệ 5-15%, 34-39% sốt, không ghi nhận bất kỳ phản ứng nghiêm trọng nào sau tiêm chủng.

Thống kê trên 40 triệu liều vắc xin ComBE Five tại Ấn Độ, chỉ ghi nhận 11 ca phản ứng nặng sau tiêm, trong đó có 6 ca tử vong.

Khi xem xét kỹ nguyên nhân, không có trường hợp nào liên quan đến vắc xin (1 trường hợp tử vong do viêm phổi, 1 không rõ nguyên nhân, 1 trường hợp mắc hội chứng chết đột ngột ở trẻ sơ sinh, 1 tử vong do nhiễm trùng huyết, 2 ca tử vong do sặc sữa).

Ngoài ra, từng lô vắc xin khi nhập khẩu vào Việt Nam đều được Viện Kiểm định quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế kiểm định và đạt tiêu chuẩn về an toàn trước khi đưa vào sử dụng.

Về lịch tiêm, với những trẻ đã tiêm mũi 1, 2 bằng Quinvaxem sẽ được tiêm ComBE Five vào mũi kế tiếp mà không cần tiêm lại.

Việt Nam sẽ ngừng sử dụng vắc xin Quinvaxem

Việt Nam sẽ ngừng sử dụng vắc xin Quinvaxem

Hàn Quốc ngừng sản xuất vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem, Việt Nam đang cân nhắc sử dụng vắc xin của Ấn Độ.

Bé gái 14 tháng tử vong sau tiêm vắc xin viêm não

Bé gái 14 tháng tử vong sau tiêm vắc xin viêm não

Sau 1 ngày tiêm vắc xin ngừa viêm não Nhật Bản, bé gái 14 tháng tuổi ở Phú Thọ bất ngờ co giật, sùi bọt mép rồi tử vong sau đó.

Hà Nội: Bé gái tử vong sau tiêm vắc xin Quinvaxem

Hà Nội: Bé gái tử vong sau tiêm vắc xin Quinvaxem

Một cháu bé sau khi đi tiêm vắc xin Quinvaxem 5 trong 1 có biểu hiện sốt rồi tử vong.

Bộ Y tế 'bơm' thêm 160.000 liều vắc xin não mô cầu

Bộ Y tế 'bơm' thêm 160.000 liều vắc xin não mô cầu

Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cho biết trong tháng tới, Việt Nam sẽ có thêm 160.000 liều vắc xin ngừa não mô cầu, đáp ứng đủ nhu cầu của người dân.

Bay từ Hà Nội vào Đà Nẵng xếp hàng chờ vắc xin trong đêm

Bay từ Hà Nội vào Đà Nẵng xếp hàng chờ vắc xin trong đêm

Rạng sáng 31/12, rất đông người dân Đà Nẵng ngồi xếp hàng trước cổng Trung tâm Y tế dự phòng thành phố đợi đăng ký tiêm vắc xin dịch vụ 5 trong 1 cho con. Nhiều người từ Hà Nội cũng lặn lội vào ngồi chờ trong đêm. 

Việt Nam cân nhắc sử dụng vắc xin sốt xuất huyết

Việt Nam cân nhắc sử dụng vắc xin sốt xuất huyết

Tháng 12/2015, Mexico là quốc gia đầu tiên trên thế giới sử dụng vắc xin phòng ngừa virus sốt xuất huyết. Việt Nam có tỉ lệ người mắc sốt xuất huyết cao nhưng chưa quyết định dùng loại vắc xin này.

Thúy Hạnh