Một quả tim, một quả thận được một người chết não ngoài Hà Nội hiến tặng cho hai bệnh nhân Sài Gòn đã vượt hành trình hơn 1.700km nghẹt thở. Bác sĩ chỉ có 6 tiếng để chạy đua, tính cả thời gian vận chuyển từ Hà Nội đến Sài Gòn, và chỉ có 25 phút để đưa quả tim đặt vào lồng ngực cho chàng trai 29 tuổi.

Còn quả thận bay trên một chuyến bay khác cũng chỉ có thời gian 8 tiếng để bác sĩ ghép nối cho một cô gái 25 tuổi. Hai ca ghép vừa xong kíp mổ mệt nhoài và cũng là lúc đồng hồ điểm sang ngày 27/2, Ngày thầy thuốc Việt Nam.

{keywords}

Ca ghép tim thận vào ngày Thầy thuốc Việt Nam một năm trước (2018). Ảnh: Ngọc Thu

Quả ngọt 1 năm sau hành trình diệu kì

Sau khoảnh khắc đứa con gái Hoài Thương được hồi sinh nhờ ghép tạng, bà Phạm Thị Thanh Lam liên tục đưa tay lên gạt những dòng nước mắt hạnh phúc :

“Như một điều gì đó kì diệu mang đến cho con gái tôi. Hồi lúc con gái còn bệnh tôi cũng thầm khấn, thầm lạy xin con gái tôi được may mắn, có điều gì đó kì diệu, kì tích đến với nó….và nó đến thật rồi…", mẹ bệnh nhân xúc động cho biết.

Cô sinh viên trẻ Hoài Thương từng 3 lần dang dở đồ án tốt nghiệp vì phải chạy thận thường xuyên, sức khỏe suy nhược. Vậy mà chỉ 3 tháng sau ca ghép cô gái đã nhận tấm bằng tốt nghiệp. Giờ đây, Hoài Thương đã có thể tự bước ra cuộc đời kiếm sống bằng công việc thiết kế đồ họa.

Ít ai biết rằng, 1 năm trước để đăng kí ghép thận, cô gái “nói dối” với bác sĩ rằng mình có 400 triệu để ghép thận, trong khi đến ngày lên bàn mổ hai mẹ con chỉ xoay được 17 triệu để đóng tạm ứng.  Dù vậy, ca mổ ghép vẫn diễn ra bình thường. Sau khi ca ghép thành công được truyền thông loan tin, cô gái thực sự tổn thương khi mọi người cho rằng cô nói dối để được ghép thận.

Sự thật đằng sau là vì cô gái nghĩ rằng, sẽ về cầm sổ đó căn nhà của ba mình được hơn 300 triệu cũng đủ để đóng chi phí cho ca mổ. Song, bằng tình yêu thương của bạn bè, cộng đồng mạng, không ai trách móc lời nói dối dễ thương đã ủng hộ chi phí ca ghép cho Thương, căn nhà của ba Thương không phải cầm cố ngân hàng.

{keywords}

PGS.TS.BS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, nguyên giám đốc BV CHợ Rẫy đứng lặng người sau khi thùng đựng tạng, tim thận được vận chuyển từ Hà Nội về Sài Gòn thành công. Ảnh: Congan.com

“Thực sự chi phí ca mổ không đáng bao nhiêu, bệnh viện có thể hỗ trợ cô gái. Số tiền 400 triệu chúng tôi thường hỏi bệnh nhân có nguyện vọng ghép thận là để họ tính toán chi phí thuốc than sau ca ghép. Nếu ghép xong, thận thải ghép thì phải dùng thuốc chống thải ghép rất đắt, nằm ngoài danh mục bảo hiểm.

Chưa hết, cả đời Thương phải uống thuốc ức chế miễn dịch để giữ thận được tốt không thì đổ sông đổ bể công sức món quà quý giá được tặng. Thật sự, 400 triệu bác sĩ hỏi để bệnh nhân dự liệu cho sau mổ nên Thương lời nói dối đó của Thương không đáng trách. Bởi khát vọng sống của cô gái đáng trân trọng”, bác sĩ Dư Thị Ngọc Thu, Trưởng đơn vị điều phối ghép bộ phận cơ thể người, BV Chợ Rẫy chia sẻ.

{keywords}

Thùng đựng tim được chuyển bằng đường hàng không tới Bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh: Congan.com

Sau một hành trình đầy mầu nhiệm, Thương bước lên bục nhận bằng tốt nghiệp sau 6 năm theo đuổi, ước mơ tưởng chừng có lúc bỏ cuộc vì bệnh tật. Ngày ra trường, cô gái tâm sự rằng giờ cô phải sống và nổ lực gấp đôi, vì cô đâu chỉ sống cho riêng mình mà đang sống cho cho hai cuộc đời, cho cả người tặng cô “món quà sự sống”.

{keywords}

Thương cô gái sau khi ghép thận đã tốt nghiệp ngành thiết kế đồ hộ, ước mơ dang dở suốt 6 năm liền của cô gái cuối cùng cũng hoan thành. Ảnh:FBNV

Trái tim một lần nữa biết yêu!

Trái tim anh Nguyễn Văn Hùng (30 tuổi) tưởng chửng sẽ ngừng đập khi mắc chứng tim giãn nỡ, chỉ có thay tim mới có thể tiếp tục sống. Anh Hùng và Thương là hai người cùng một ngày nhận tim thận từ người vô danh hiến tặng từ Hà Nội chuyển vào.

Khác với Thương, trước đó Hùng được gọi hai lần để ghép tim, song vì quá nghèo anh dang dở giấc mơ tiếp tục sự sống. Khi phương án đẩy danh sách một người khác thay thế Hùng, bác sĩ Dư Thị Ngọc Thu, Trưởng đơn vị điều phối ghép bộ phận cơ thể người, hội kiến với PGS.TS.BS Nguyễn Trường Sơn, (khi đó đang làm Giám đốc BV Chợ Rẫy, giờ là Thứ trưởng Bộ Y tế) bàn kế hoạch nhận món quà từ Hà Nội đã bất ngờ thay đổi. 

“Anh Sơn nói với tôi, thôi ghép cho cậu trai trẻ này đi, cậu còn quá trẻ, còn cả một tương lai dài phía trước, tiền không có tính sau, không có sẽ xin thêm mạnh thường quân vậy” bác sĩ Thu nhớ lại.

Vì sợ bệnh nhân nghèo, không có tiền, bác sĩ Chợ Rẫy lại một lần nữa thuyết phục ê-kíp ghép tim từ BV Việt Đức vào Sài Gòn ghép để giảm chi phí cho bệnh nhân.

{keywords}

Anh Hùng sau ca ghép tim, giờ đây đã xin việc làm và con tim bắt đầu biết rung động trước một người con gái. Ảnh: Phan Nhơn

Chiều ngày 26/2, quả tim được đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất và được đoàn xe cảnh sát hộ tống về BV Chợ Rẫy. Lúc này, PGS.TS.BS Nguyễn Trường Sơn đứng lặng người khi chiếc xe chở tạng cập bến thành công. Chỉ mất 25 phút sau khi đưa vào phòng mổ, quả tim đã được đặt trọn vào lồng ngực chàng trai và có những nhịp đập đầu tiên.

“Cám ơn mọi người, cám ơn bác sĩ đã cho con tôi cơ hội sống thêm một lần nữa", giọng nói run run của ông Nguyễn Văn Tiến - cha bệnh nhân không khỏi xúc động sau ca ghép.

“Hành trình diệu kì này phải nhờ sự may mắn của ông Trời. Tất cả mọi thứ suôn sẻ, đi đứng, con người mọi việc sắp xếp đều chu toàn. Hành trình hội tụ cả 3 thứ: Thiên thời, địa lợi, nhân hòa mới có được 2 ca ghép thành công”, bác sĩ Thu chia sẻ.

Tính đến nay, quả tim được hiến tặng đã trải qua hành trình tròn 1 năm. Một khoảng thời gian không dài nhưng cũng đủ thu được quả ngọt.

Sau khi được ghép tim, anh Hùng được một ông chủ nhận vào một cơ sở chế biến thực phẩm làm việc, thu nhập cũng đủ trang trải phần nào cuộc sống. Trái tim anh Hùng lại thêm một lần nữa biết yêu và khát khao hạnh phúc lứa đôi. Còn gì bằng khi cây đã cho quả ngọt từ hành trình từ cõi tử bước cõi sinh của chàng trai trẻ.

Ngày 26 -27/2/2018, tại BV Chợ Rẫy (TP.HCM) đã điễn ra cùng lúc 2 cá ghép tim, thận từ một người cho chết não hiến tặng ở Hà Nội. Tạm gác lại không khí chào mừng 63 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam bác sĩ đã chạy đua với thời gian để “hồi sinh” hai bệnh nhân mắc hiểm nghèo là Phạm Thị Hoài Thương (25 tuổi, quê Ninh Thuận) và Nguyễn Văn Hùng (29 tuổi, quê Tiền Giang).

Theo tiến sĩ, bác sĩ Dư Thị Ngọc Thu, Trưởng đơn vị điều phối ghép bộ phận cơ thể người, BV Chợ Rẫy, sau khi xét các yếu tố hòa hợp (nhóm máu, kích cỡ…) giữa người hiến và nhận tạng thì bác sĩ phải xét yếu tố tuổi đời bệnh nhân. Khi bệnh nhân trẻ được ghép họ sẽ có thời gian để học tập, làm việc, cưới vợ, sinh con và cống hiến ngược lại cho xã hội nhiều hơn.

Phan Nhơn

Nụ hôn từ biệt rơi nước mắt của người vợ gửi chồng hiến tạng cứu 5 người

Nụ hôn từ biệt rơi nước mắt của người vợ gửi chồng hiến tạng cứu 5 người

Trước giờ phút chia ly, chị cúi xuống nắm tay chồng thật chặt, đặt lên môi anh nụ hôn cuối cùng.