BCG là tên viết tắt của Bacillu Calmette-Guerin, một loại vắc-xin phòng bệnh lao ngày nay vẫn được các nước đang phát triển sử dụng. Người ta phát hiện ra vắc-xin này không chỉ giúp ngăn ngừa bệnh lao mà còn làm giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh do nhiều nguyên nhân nhiễm trùng đường hô hấp khác.

Nguyên tắc hoạt động của vắc-xin này là cho cơ thể làm quen với mầm bệnh, từ đó sản sinh ra kháng thể chống lại mầm bệnh nếu nó xâm nhập được vào cơ thể con người sau này. Chưa có một bằng chứng nào cho thấy BCG có thể ngăn được virus nCoV, nhưng một loạt các thử nghiệm lâm sàng đã được tiến hành trong nhiều tháng qua để tìm ra sự thật.

{keywords}

Đóng gói ống vắc-xin BCG được phát triển bởi Viện Pasteur ở Paris vào năm 1931.

Kể từ ngày 30/3, các nhà khoa học tại Melbourne, Úc bắt đầu tiêm vắc-xin BCG cho 4.000 nhân viên y tế tình nguyện tham gia cuộc thử nghiệm kéo dài 6 tháng.

Họ được chia thành 2 nhóm, một nhóm được tiêm thuốc thật sự còn nhóm kia chỉ được dùng giả dược (tiêm một loại thuốc không có tác dụng chữa bệnh nhưng được thông báo là thuốc thật). Mục đích sau vài tháng sẽ so sánh khả năng đề kháng với virus nCoV ở cả hai nhóm để xem BCG có tác dụng đến đâu.  

Hà Lan cũng cho biết đang tiến hành phương pháp như trên với khoảng 800 nhân viên y tế tình nguyện tham gia thí nghiệm này. Giống như tại Úc, một nửa số người tình nguyện sẽ được dùng giả dược.

“Tại Mỹ, chúng tôi đang tìm nguồn tài trợ để thử nghiệm lâm sàng vắc-xin chống Covid-19. Kết quả sơ bộ có thể đạt được trong 4 tháng tới”, TS Denise Faustman, Giám đốc Sinh học Miễn dịch tại Bệnh viện đa khoa Massachusetts, Mỹ nói.

Vắc-xin BCG ra đời vào những năm 1800, khi bệnh lao phổi còn hoành hành tại châu Âu. Người ta quan sát thấy bằng một cách nào đó, các nhân viên vắt sữa bò không bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này.

Cha đẻ của vắc-xin lao phổi, TS Albert Calmette và TS Camille Guuerin suy đoán có thể những nhân viên vắt sữa đã tiếp xúc với vi khuẩn lao ký sinh trên bò. Về lâu dài, cơ thể của họ tự sinh ra kháng thể chống lại bệnh lao.

Đến đầu thế kỷ XIX, dựa vào suy đoán trên, các nhà khoa học bắt đầu cấy vi khuẩn lao lên tuyến vú của bò. Sau đó, họ nuôi cấy nhiều lần để chúng giảm độc lực rồi mang ra thử nghiệm trên gia súc.

Gặt hài được thành công ngoài mong đợi, vắc-xin phòng lao được tiêm lên người lần đầu tiên vào năm 1921, sau đó được sử dụng rộng rãi trong Thế chiến thứ Hai. Ngày nay, 100 triệu trẻ sơ sinh đã qua tiêm chủng BCG mỗi năm, chủ yếu ở các nước đang phát triển, nơi bệnh lao phổi còn xuất hiện.

Giống như các loại vắc-xin khác, BCG có mục tiêu cụ thể là vi khuẩn lao. Nhưng nhiều thập kỷ qua, các nhà khoa học ghi nhận bằng chứng BCG giúp giảm các bệnh đường hô hấp khác do virus, vi khuẩn và vi sinh vật gây nên.

Báo cáo năm 2011 cho thấy, tại Guinea-Bissau (Tây Phi), 2.320 trẻ sơ sinh được tiêm chủng BCG có tỷ lệ tử vong giảm đáng kể. Một nghiên cứu dịch tễ học khác kéo dài 25 năm trên 150.000 trẻ em ở 33 quốc gia cũng ghi nhận kết quả khả quan khi tỷ lệ nhiễm trùng đường hô hấp cấp giảm 40% ở những trẻ được tiêm phòng BCG.

Tuy nhiên, để đưa BCG vào phòng chống Covid-19 vẫn còn nhiều vấn đề cần xem xét. “Vắc-xin BCG bản chất là vi khuẩn lao sống được giảm độc lực. Nó có lợi với người có hệ miễn dịch ổn định. Tuy nhiên, ở bệnh nhân có hệ miễn dịch suy yếu, vi khẩn lao giảm độc lực trong BCG quay lại gây bệnh lao thực sự trên chính người được tiêm”, TS Faustman cho hay.

“Hiện nhân loại đang cấp tốc tìm kiếm loại vắc-xin thực thụ giúp phòng chống virus corona. Theo tôi BCG sẽ chỉ được dùng phổ biến một khi không còn lựa chọn nào khác”, TS Denise Faustman nói.

Trường Giang (Theo The New York Times)

Một số bệnh bệnh nhân Covid-19 xuất hiện tổn thương ở não bộ

Một số bệnh bệnh nhân Covid-19 xuất hiện tổn thương ở não bộ

Mới đây, các bác sĩ đã báo cáo triệu chứng lú lẫn, đột quỵ và co giật ở một nhóm nhỏ các bệnh nhân mắc Covid-19.