Theo Nghị định số 100/2019 áp dụng từ 1/1/2020, khi lái xe (xe đạp, xe máy, ô tô...) có nồng độ cồn trong máu, hơi thở sẽ bị xử phạt sẽ rất nặng. Nghị định mới điều chỉnh theo luật Phòng chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực từ 1/12020.

Với nồng độ cồn từ 0-0,24 mg/lít khí thở, người điều khiển xe sẽ bắt đầu bị phạt tiền 2-3 triệu đồng, giữa giấy phép lái xe 10-12 tháng, với ô tô, bị phạt 6-8 triệu, giữ giấy phép 2-4 tháng.

{keywords}

Từ 1/1/2020, mức phạt hành chính cao nhất với người điều khiển xe máy có nồng độ cồn có thể lên tới 8 triệu, tước giấy phép lái xe 22-24 tháng

Nếu vượt quá nồng độ cồn 0,4mg/lít khí thở, người điều khiển xe máy sẽ bị phạt 6-8 triệu đồng,với ô tô, bị phạt tới 30-40 triệu đồng. Cả 2 loại phương tiện trong trường hợp này đều bị giữ giấy phép 22-24 tháng.

So với mức phạt hành chính tại Nghị định 46, mức phạt tại Nghị định 100 đã cao hơn 2-4 lần. Vậy uống rượu, bia bao lâu mới nên lái xe để không bị phạt?

Uống 1 lon bia, 3 giờ mới hết nồng độ cồn

Ths.BS Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai cho biết, thời gian từ lúc uống rượu, bia đến khi có xét nghiệm âm tính (không còn nồng độ cồn trong máu, hơi thở) phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: Lượng rượu, nồng độ rượu, thời gian uống, uống lúc đói hay lúc no (lúc đói hấp thụ nhanh hơn)...

Ngoài ra, còn phụ thuộc vào cơ thể, tình trạng bệnh lý, bởi có người uống từ tối hôm trước nhưng sáng hôm sau nồng độ cồn vẫn còn trong máu, trong hơi thở.

Bà Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cũng cho biết, không có con số chính xác tuyệt đối cho mọi cá nhân là uống rượu bia sau bao lâu mới được lái xe, hay sau bao lâu uống rượu bia thì hết nồng độ cồn trong cơ thể.

Tuy nhiên, theo tính toán, đối với người có cơ chế chuyển hóa bình thường, sau 1 giờ, gan sẽ dung nạp và chuyển hóa hết 1 đơn vị cồn. Tuy nhiên, để hết hoàn toàn 1 đơn vị cồn, cơ thể còn phải mất từ 1-2 giờ nữa.

Do đó, nếu một người khỏe mạnh, không có bệnh lý gì kèm theo, khi uống 1 đơn vị cồn, cơ thể phải mất từ 2-3 giờ mới phân rã hết hoàn toàn.

Với những người có chức năng gan suy yếu hay có cơ thể chuyển hóa chậm hơn thì sẽ mất thời gian lâu hơn.

Gan không thể thải hơn 2 đơn vị cồn/ngày

Rượu hay bia bản chất vẫn là ethanol, tác hại cho sức khoẻ là do chất cồn (ethanol) có trong rượu, bia gây ra. Vì vậy, tác hại với sức khoẻ do rượu bia không phụ thuộc vào loại đồ uống là bia, rượu hay rượu vang... mà phụ thuộc vào lượng uống (tiêu thụ bao nhiêu gam cồn) và cách thức uống (tần suất sử dụng hay uống ở mức nguy hại).

Tác hại của ethanol là gây hại cho gan, tổn thương não, đặc biệt là hệ thần kinh và ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn cơ thể.

{keywords}

Bảng quy đổi nồng độ cồn từ các loại đồ uống

Theo quy định của Tổ chức Y tế thế giới 1 đơn vị cồn tương đương 10g cồn nguyên chất chứa trong dung dịch uống, tức khoảng 3/4 lon bia 330 ml (5%) hoặc 1 cốc bia hơi 330 ml (4%), 1 ly rượu vang 100 ml (13,5%) hoặc một chén rượu mạnh 30 ml (40%).

Cũng theo khuyến cáo của WHO, một lá gan dù khoẻ cũng chỉ có thể thải được 2 đơn vị cồn/ngày với nam, 1 đơn vị cồn/ngày đối với nữ và không uống quá 5 ngày/tuần.

Tuy nhiên với thể trạng thấp bé của người Việt Nam, để an toàn, lượng cồn tiêu thụ cần phải thấp hơn mức khuyến cáo trên.

Theo bà Trang, các nghiên cứu cho thấy, rượu bia là nguyên nhân có hơn 32% các vụ tai nạn giao thông ở nam giới và gần 20% ở nữ giới.

Người điều khiển mô tô, xe máy có nồng độ cồn trong máu trên 50mg/100 ml máu hoặc 0,25mg/lít khí thở có nguy cơ gặp tai nạn giao thông cao gấp 40 lần so với người không uống.

Do đó, tốt nhất người dân không nên uống rượu bia, nếu uống, nên hạn chế ở mức thấp nhất và có thời gian nghỉ ngơi trước khi điều khiển phương tiện.

Thúy Hạnh

Từ 1/1/2020, đi xe đạp uống rượu bia cũng bị phạt

Từ 1/1/2020, đi xe đạp uống rượu bia cũng bị phạt

- Từ 1/1/2020, luật Phòng, chống tác tại của rượu, bia chính thức có hiệu lực, siết chặt hơn các quy định về sử dụng, buôn bán, kinh doanh các loại đồ uống có cồn.