Liên minh toàn cầu về sức khoẻ và ô nhiễm (GAHP) vừa công bố một báo cáo mới dựa trên dữ liệu của Viện Đo lường và đánh giá sức khoẻ (IHNME) về tác động của ô nhiễm đến sức khoẻ con người.

Dữ liệu được nghiên cứu từ hơn 9,3 triệu người tại 187 quốc gia và vùng lãnh thổ trong suốt 3 năm từ 2015-2017, phân theo 4 mục: Ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, chì và ô nhiễm nghề nghiệp.

{keywords}

Ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất so với các loại ô nhiễm khác

Theo GAHP, ô nhiễm là mối đe doạ môi trường lớn nhất đối với sức khoẻ con người, chiếm 15% - 28% tổng số ca tử vong trên toàn cầu, tương đương hơn 8,3 triệu người (2017). Tuy nhiên con số này chỉ là ước tính, chưa phản ánh đầy đủ tác động của ô nhiễm với sức khoẻ do có nhiều chất độc hại chưa được phân tích.

Trong đó, ô nhiễm không khí giết chết nhiều người hơn tất thảy các loại ô nhiễm khác. Tại Hoa Kỳ, 50% số ca tử vong do ô nhiễm là ô nhiễm không khí, ở khu vực Tây Thái Bình Dương bao gồm cả Việt Nam, tỉ lệ này lên tới 67%.

Dữ liệu của GAHP cho thấy, các quốc gia châu Phi là nơi có tỉ lệ tử vong do ô nhiễm cao nhất thế giới, cộng hoà Chad xếp thứ 1 với tỉ lệ  287/100.000 dân, Triều Tiên xếp vị trị thứ 3 với tỉ lệ 202/100.000 dân, Nigeria đứng thứ 4, Ấn Độ đứng thứ 10 với tỉ lệ 174/100.000 dân, Trung Quốc đứng thứ 22, Anh đứng vị trí 98, Hoa Kỳ xếp vị trí 132 với tỉ lệ 61/100.000 dân, Singapore đứng vị trí 179.

{keywords}

Tại Việt Nam, số liệu năm 2017 cho thấy có hơn 71.300 ca tử vong do ô nhiễm, trong đó ô nhiễm không khí chiếm trên 52.000 ca. Nếu tính tỉ lệ tử vong do ô nhiễm, Việt Nam hiện xếp vị trí 103 với tỉ lệ 75/100.000 dân.

Nếu tính chung khu vực Tây Thái Bình Dương, Việt Nam có tỉ lệ tử vong do ô nhiễm không khí xếp thứ 10, đứng sau Papua New Guinea, Trung Quốc, Kiribati, Lào, Solomon, Campuchia...

Nghiên cứu cũng chỉ ra, 2/3 tác động của ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến các bệnh không lây nhiễm, là tác nhân gây ra 21% số ca tử vong do tim mạch, 26% tử vong do bệnh tim thiếu máu cục bộ, 23% tử vong do đột quỵ, 51% số ca tử vong do phổi tắc nghẽn mạn tính và 43% tử vong do ung thư phổi,

GAPH cho rằng, dù tác động của ô nhiễm với sức khoẻ là rất lớn nhưng hầu hết các quốc gia chưa thực sự dành nguồn lực quan tâm đúng mức để cải thiện.

Thúy Hạnh

Bụi mịn có thể đi vào máu, làm tăng ung thư, giảm tuổi thọ

Bụi mịn có thể đi vào máu, làm tăng ung thư, giảm tuổi thọ

- Bụi PM2.5 có kích cỡ bằng 1/30 sợi tóc, có khả năng thẩm thấu, di chuyển, hấp thụ vào trong máu và làm giảm tuổi thọ.