- Sau hơn 1 tháng điều trị rắn cắn, gia đình bệnh nhân 46 tuổi nhiều lần xin bác sĩ cho về chờ chết vì không thể gánh nổi chi phí điều trị.

Bệnh nhân Lại Văn H. (46 tuổi, Nam Định) được chuyển đến Trung tâm chống độc, BV Bạch Mai cấp cứu trong tình trạng rất nặng do bị rắn cạp nia cắn.

Trong suốt hơn 1 tháng điều trị tại đây, gia đình bệnh nhân nhiều lần xin bác sĩ cho về chờ chết do chi phí quá lớn nhưng không có bảo hiểm y tế.

Tuy nhiên thấy bệnh nhân vẫn cơ hội sống nên các bác sĩ kiên quyết giữ lại điều trị, đồng thời nhờ phòng công tác xã hội kêu gọi cộng đồng chung tay giúp đỡ.

{keywords}
Bệnh nhân H. đang hồi phục tốt sau khi các bác sĩ kiên quyết giữ lại để điều trị

Đến nay, bệnh nhân đã tỉnh táo, rút được máy thở và tiển triển tốt lên từng ngày.

Ngoài bệnh nhân H., hiện Trung tâm chống độc cũng đang điều trị cho 5 bệnh nhân khác bị rắn độc cắn. 2 trường hợp trong tình trạng nặng, phải thở máy.

Trường hợp nặng nhất là bệnh nhân Lý Văn T. (39 tuổi, Lục Ngạn, Bắc Giang) nhập viện muộn sau hơn 1 tháng khiến não bị tổn thương, nguy cơ tử vong rất cao.

Anh T. bị rắn cạp nia cắn khi đi làm đồng, nhưng do chủ quan không sơ cứu kịp thời, chỉ đến khi tức ngực, khó thở mới chuyển cấp cứu.

{keywords}
Tiên lượng bệnh nhân T. hết sức dè dặt do nhập viện quá muộn

Ngoài ra có trường hợp bà Nguyễn Thị C. (61 tuổi, ở Bắc Ninh), làm nghề bắt rắn đã 20 năm nay. Theo lời người nhà, bà C. hay bắt rắn nước để bán, lần này do sơ ý và không biết là rắn độc nên cô bị hổ mang chúa cắn vào tay.

Tuy nhiên chỉ khi có dấu hiệu mệt mỏi, nôn nhiều, tay sưng to bà mới đi đến bệnh viện để khám.

Theo BS Nguyễn Trung Nguyên, phụ trách Trung tâm chống độc, từ tháng 4 đến tháng 11 là thời điểm gia tăng các ca ngộ độc rắn độc cắn do bước vào mùa sinh sôi. Một tháng gần đây, hầu như ngày nào cũng có bệnh nhân bị rắn cắn nhập viện.

Hầu hết các trường hợp bị rắn độc cắn, nọc độc sẽ gây liệt cơ, dẫn tới suy hô hấp và tử vong nếu không được cấp cứu, điều trị kịp thời.

“Nhưng trên thực tế, phần lớn bệnh nhân khi bị rắn cắn đều loay hoay ở nhà áp dụng kinh nghiệm dân gian để sơ cứu. Đến khi có biểu hiện suy hô hấp như tím tái, co cơ, khó thở... mới đưa đến viện”, BS Nguyên chia sẻ.

Điều trị rắn độc cắn phải dài ngày và chi phí khá tốn kém, trung bình khoảng từ 300 - 500 triệu đồng,

BS Nguyên khuyến cáo, khi bị rắn độc cắn phải băng ép bất động chân, tay bị rắn cắn bằng nẹp (vận động làm cho nọc độc xâm nhập vào trong cơ thể nhanh hơn) rồi chuyển đến cơ sở y tế.

Nếu bệnh nhân khó thở thì hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt hoặc bằng phương tiện y tế tại chỗ như bóp bóng, máy thở xách tay...).

Các biện pháp như cố gắng hút nọc độc của rắn, trích, rạch, châm, chọc tại vùng vết cắn, gây điện giật, chườm đá... đều không có tác dụng.

Bắt sống rắn lục đuôi đỏ bò vào nhà dân ở Sài Gòn

Bắt sống rắn lục đuôi đỏ bò vào nhà dân ở Sài Gòn

 Rắn lục đuôi đỏ liên tục xuất hiện với số lượng ngày càng nhiều tại vùng ven TP HCM. Rắn không chỉ xuất trong các bụi rậm, trên cành cây mà còn bò vào nhà khiến người dân lo lắng.

BV Bạch Mai cấp cứu 3 trẻ nhỏ bị rắn độc cắn

BV Bạch Mai cấp cứu 3 trẻ nhỏ bị rắn độc cắn

Trong vòng 1 tháng, bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận 3 trẻ nhỏ dưới 4 tuổi bị rắn độc cắn, trong đó có cả rắn lục đuôi đỏ.

Bộ Y tế 'mách nước' trị rắn lục đuôi đỏ

Bộ Y tế 'mách nước' trị rắn lục đuôi đỏ

Người bệnh không được chích rạch tại vết cắn. Ngay sau khi bệnh nhân bị cắn có thể nặn, hút máu tại vết cắn để loại trừ bớt nọc độc. Nếu đau nhiều thì giảm đau bằng paracetamol uống.

Uống rượu rắn ngày Tết, liệt dương suốt đời

Uống rượu rắn ngày Tết, liệt dương suốt đời

Bị liệt dương do ăn rắn hay trăn đều rất khó chữa, và cơ hội trở lại như trước dường như bằng 0 – bác sĩ Vũ Quốc Trung nhấn mạnh.

T.Hạnh