Người phụ nữ giấu tên 32 tuổi, đến từ Hy Lạp đã có bốn lần thực hiện thụ tinh ống nghiệm (IVF) nhưng đều thất bại. Nguyên nhân là do ti thể trong trứng của cô kém khỏe mạnh. Cô bắt đầu tìm tòi và biết đến phương pháp mới của các bác sĩ Tây Ban Nha. Đó là kỹ thuật Maternal Spindle Transfer (MST - tạm dịch: chuyển trục chính của người mẹ).

Phương pháp này cho phép một người có trứng kém khỏe mạnh vẫn có thể có đứa con chứa 99% gen của mình, chứ không phải của người phụ nữ khác.

Sau khi cân nhắc, cô quyết định thử nó. Cô vượt đường xa, từ Hy Lạp bay đến Barcelona để được thực hiện phương pháp MST. Sau khi các bác sĩ cũng tìm được người mang thai hộ, cuộc phẫu thuật được tiến hành. Họ đã cấy DNA từ trứng của cô vào trứng của người mang thai hộ, sau đó cho thụ tinh với tinh trùng như quy trình bình thường.

{keywords}

Người phụ nữ Hy Lạp 32 tuổi đã có bốn lần thử IVF thất bại trước khi cô nghe về thử nghiệm của các bác sĩ Tây Ban Nha. - Ảnh minh họa

Và hai ngày trước, người phụ nữ mang thai hộ đã hạ sinh một bé trai nặng gần 3kg. Cả mẹ và bé đều có sức khỏe tốt. Nếu em bé ngày lớn lên khỏe mạnh và thông minh, đây sẽ được coi là cuộc thụ tinh ống nghiệm cách mạng hóa điều trị sinh sản.

Trưởng nhóm thử nghiệm, ​đã giải thích cách thức hoạt động của quy trình này: trứng chưa thụ tinh của người mẹ được lấy nhân ra, nhân này có chứa hầu hết tất cả các thông tin di truyền quan trọng của một đứa trẻ (trừ thông tin liên quan đến ti thể). Sau đó đưa vào trong trứng chưa thụ tinh của một phụ nữ khỏe mạnh hiến tặng, trong đó các ADN nhân đã bị loại. Cuối cùng cho trứng của người hiến thụ tinh với tinh trùng của người bố, kết quả một phôi thai khỏe mạnh ra đời.

Nói ngắn gọn hơn, kỹ thuật này giống như việc xử lý, trao đổi hai lòng đỏ trứng nhưng thông tin di truyền trong trứng người mẹ “chính chủ” được giữ lại hầu như toàn bộ. Và ông cho biết nhờ kỹ thuật này, 99% gen của em bé đến từ mẹ và cha của nó, và chỉ 1% từ bên thứ ba.    

Trước đó, hai “em bé lai 3” đã được sinh ra bằng cách sử dụng Liệu pháp thay thế ty thể kể từ khi thủ tục được phát minh, một ở Mexico và một ở Ukraine, cả hai ca đều dấy lên nhiều tranh cãi.

Kỹ thuật sản xuất em bé “3 bố mẹ” không được chào đón?

{keywords}

Phương pháp IVF này đang gây tranh cãi vì có thể tạo ra những em bé theo "đơn đặt hàng". - Ảnh minh họa

Qua kết luận của Hội đồng Nobel cho thấy, IVF mang lại nhiều lợi ích trong điều trị vô sinh, căn bệnh ảnh hưởng tới hơn 10% số cặp vợ chồng trên toàn thế giới hiện nay. Và quan trọng hơn, kỹ thuật ra đời em bé “3 cha mẹ” khắc phục những căn bệnh di truyền hay bệnh ti thể nan y, thậm chí cả tử vong. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận, mọi cái đều có mặt trái, không được lạm dụng, nhất là cho những mục đích nhằm chống lại loài người.

Trong khi ở Anh, nơi có nền y học tương đối ưu việt, chính phủ cố gắng sớm đưa công nghệ sinh sản này vào ứng dụng thì tại Mỹ, bệnh nhân lại được phép tham gia vào thử nghiệm điều trị lâm sàng trước khi chờ Cơ quan Quản lý thực - dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt. Anh không cho phép chuyển ti thể ở người, thậm chí không cho phép thử nghiệm lâm sàng, trừ khi đã được Quốc hội phê duyệt.

Trong khi các thủ thuật sinh sản như cấy ghép buồng trứng, bảo quản trứng đã trở nên phổ biến tại Mỹ, thì kỹ thuật sinh sản mới nói trên tại Mỹ lại ít được quan tâm, nếu không nói là thả lỏng. Và do chưa có sự chấp thuận chính thức nên thị trường này vô cùng sôi động, chi phí tăng vọt, vượt quá khả năng của người bệnh.

An An (Dịch theo Ekove)

Hai trẻ song sinh cùng mẹ khác cha, người vợ trẻ thú nhận ngoại tình

Hai trẻ song sinh cùng mẹ khác cha, người vợ trẻ thú nhận ngoại tình

Một người phụ nữ ở Trung Quốc đã sinh ra cặp song sinh với cùng mẹ khác cha. Đây được coi là trường hợp rất hiếm khi xảy ra trên thế giới.