Trước hết cần làm rõ một số hiểu lầm về thịt lợn:

1. Thịt lợn không tốt bằng thịt cá, thịt tôm?

{keywords}

Thịt lợn là loại thịt đỏ, theo nhiều nghiên cứu thì thịt đỏ không tốt bằng các loại thịt trắng (thịt gia cầm và thủy sản). Thực chất thịt trắng có hàm lượng chất béo thấp hơn và thành phần axit béo tốt hơn thịt đỏ, nhưng thịt đỏ cũng có ưu điểm riêng, thịt đỏ là nguồn thực phẩm tốt để bổ sung sắt mà không có loại thịt nào sánh bằng.

Điều quan trọng cần biết, sắt là chất dễ bị thiếu trong các nguyên tố vi lượng nhất, nếu con người thiếu sắt có thể dẫn đến thiếu máu, cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, giảm sức đề kháng. Hiện nay tỉ lệ người thiếu máu từ 6 tuổi trở lên rất nhiều, do đó cần phải ăn thịt đỏ. Tuy nhiên cũng phải nhắc nhở, cần phải ăn xen kẽ các loại thịt để cơ thể được đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. 

2. Thịt lợn không tốt như thịt bò và thịt cừu?

{keywords}

Thịt lợn, thịt bò, thịt cừu đều là thịt đỏ. Mặc dù hàm lượng protein và sắt trong thịt lợn không nhiều bằng thịt bò, nhưng thành phần axit béo và hàm lượng vitamin B của thịt lợn vượt trội hơn thịt bò và thịt cừu. Đặc biệt là hàm lượng vitamin B1 gấp 4-10 lần thịt bò và thịt cừu. Vì vậy, tất cả các loại thực phẩm đều có điểm mạnh và điểm yếu, điều quan trọng là phải biết cách ăn đúng để cơ thể đảm bảo sức khỏe. 

Ăn thịt lợn như thể nào mới tốt cho sức khỏe?

Bản thân thịt lợn tốt, chỉ là chúng ta ăn không đúng cách. Trên thực tế là do mọi người ăn quá nhiều, đối với người bình thường, lượng thịt gia súc và gia cầm được khuyến nghị ăn hàng ngày là từ 40g-75g. Ngoài việc kiểm soát lượng thịt lợn ăn vào cơ thể, cần phải chú ý 5 điểm sau.

1. Nên ăn thịt nạc và ăn gan lợn ở mức độ vừa phải

Gan lợn rất giàu vitamin A, sắt và selen, kiến nghị mỗi tháng nên ăn gan lợn khoảng 2- 3 lần, mỗi lần khoảng 25g. 

2. Ăn ít thịt lợn chiên nướng

{keywords}

Bất luận là thực phẩm an toàn hay là từ góc độ lưu giữ các chất dinh dưỡng, các phương pháp nấu ăn ở nhiệt độ thấp như hấp, luộc vẫn sẽ có lợi cho sức khỏe. Nếu muốn thay đổi hương vị khi ăn thịt lợn, như chiên rán, nên nhớ khống chế nhiệt độ không quá 200 độ C. Tối nhất nên bọc thịt lợn với bột chiên hoặc trứng để làm giảm lượng chất dinh dưỡng bị mất đi.  

3. Ăn thịt lợn kết hợp với các loại rau

Khi làm thịt lợn, cô gắng cắt thành những miếng nhỏ, đồng thời kết hợp với các loại rau giàu vitamin C như ớt xanh, cải chíp, mướp đắng,… không chỉ thúc đẩy sự hấp thụ sắt, còn có thể cân bằng chế độ ăn uống, tránh ăn quá nhiều thịt lợn.

4. Ăn ít các loại thịt lợn chế biến sẵn

{keywords}

Thịt xông khói, lạp xưởng, giăm bông,… làm từ thịt lợn. Các loại thịt này, không chỉ có vấn đề về lượng muối quá cao, mà việc khử trùng ở nhiệt độ cao cũng sẽ tạo ra nhiều chất gây ung thư hydroxyl thơm đa vòng và phân hủy một số axit amin, làm giảm giá trị dinh dưỡng của thịt.

5. Ăn thịt tươi lạnh hương vị ngon hơn

Sau khi một con lợn được giết mổ, mô cơ của nó dần trở nên cứng do co thắt trong vài giờ, mặc dù thành phần dinh dưỡng là như nhau, nhưng hương vị rất kém. Thịt tươi lạnh là sau khi mổ làm lạnh trong khoảng 12-24 giờ, thịt lợn nấu chín mềm hơn, chất lượng tốt hơn và an toàn hơn. 

Hà Vũ (dịch theo QQ)

Sau 2 ca dương tính với dịch viêm phổi, Bộ Y tế ra công điện khẩn gửi 4 tỉnh, thành

Sau 2 ca dương tính với dịch viêm phổi, Bộ Y tế ra công điện khẩn gửi 4 tỉnh, thành

- Công điện khẩn ngày 24/1 của Bộ Y tế gửi tới Chủ tịch Ủy ban nhân dân 4 tỉnh, thành phố, bao gồm: Hà Nội, Khánh Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh và Long An.