Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, biến thể Delta đang thách thức vắc xin hơn bất kỳ dòng virus SARS-CoV-2 nào khác. Chủng virus này dường như khiến những người được tiêm chủng dễ dàng lây và truyền bệnh hơn.

CDC ghi nhận khoảng 35.000 ca Covid-19 mỗi tuần trong số 162 triệu người Mỹ đã tiêm phòng, tỷ lệ 0,02%. Dữ liệu đó có thể thấp thực tế vì vào tháng 5, CDC đã ngừng theo dõi các trường hợp Covid-19 không triệu chứng, nhẹ và trung bình.

{keywords}

Tuy nhiên, vắc xin Covid-19 vẫn chống lại bệnh nặng, làm giảm nguy cơ nhập viện hoặc tử vong 25 lần khi đối mặt với Delta. Những người được tiêm phòng bị bệnh nhẹ hơn và phục hồi nhanh hơn. 

Các nghiên cứu ở Anh chỉ ra rằng vắc xin Pfizer giảm 88% nguy cơ nhiễm Delta có triệu chứng, so với 95% đối với chủng ban đầu. Các nghiên cứu cho thấy vắc xin này giảm 96% khả năng phải nhập viện khi nhiễm Delta.

Sự khác biệt lớn nhất giữa những người đã tiêm và chưa tiêm vắc xin là mức độ nghiêm trọng và thời gian mắc bệnh. Những người được chủng ngừa có ít triệu chứng hơn.

Nhức đầu, sổ mũi và viêm họng là triệu chứng phổ biến ở người mắc Covid-19 dù tiêm phòng hay chưa. Nhưng những người tiêm đủ 2 mũi có nhiều khả năng bị mất khứu giác hơn còn người chưa tiêm dễ bị sốt, ho dai dẳng, khó thở.

Delta dường như khiến bệnh nặng hơn so với các biến thể khác, làm cho vắc xin trở nên cần thiết. CDC ước tính những người không được tiêm chủng chiếm khoảng 97% số ca nhập viện vì Covid-19 ở Mỹ.

Tiến sĩ Barney Graham, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu vắc xin tại Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia, cho biết: “Việc bạn được tiêm phòng hay chưa quyết định bạn có thể bị ốm như thế nào. Nhưng điều quyết định khả năng bạn bị nhiễm Covid-19 là mức độ lây nhiễm xung quanh bạn".

 >>> Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất

An Yên (Theo Insider)

Giới khoa học cảnh báo biến thể nCoV đột biến nhiều nhất

Giới khoa học cảnh báo biến thể nCoV đột biến nhiều nhất

Biến thể C.1.2 có thể lây nhiễm nhiều hơn các chủng nCoV khác và thoát khỏi tác dụng của vắc xin.