Kể từ khi đại dịch Covid-19 xảy ra, đã có 3,77 triệu trường hợp tử vong vì căn bệnh này. Trong đó, năm 2020 có 1,88 triệu ca còn chưa đầy 6 tháng đầu năm 2021 có tới 1,88 triệu ca.

Con số tử vong thực sự vì Covid-19 vào năm ngoái có thể cao hơn nhiều - một phần do dữ liệu bị chậm trễ hoặc sai sót trong thống kê. Tuy nhiên, giới chuyên môn nhận định, số liệu trên là lời nhắc nhở đại dịch vẫn tiếp tục cướp đi sinh mạng của hàng triệu người, ngay cả khi việc tiêm chủng đã ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh này ở Mỹ. Cho đến nay, ở Mỹ đã có gần 600.000 trường hợp tử vong vì Covid-19.

{keywords}

Chiến dịch tiêm chủng ở các nghèo đang gặp nhiều khó khăn do thiếu vắc xin. Ảnh minh họa: Sky

Trên toàn thế giới, mỗi ngày vẫn có trung bình hơn 9.000 ca tử vong. Tỷ lệ tử vong đã giảm dần so với mức đỉnh vào tháng 4, nhưng vẫn cao hơn kỷ lục vào tháng 11 năm ngoái.

Các trường hợp mắc bệnh, nhập viện và tử vong cũng đang tăng lên ở một số quốc gia. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, khu vực Tây Thái Bình Dương, bao gồm châu Á, ghi nhận tỷ lệ tử vong cao nhất cho đến nay.

Các quan chức y tế công cộng đã nhiều lần khuyến cáo những nhà lãnh đạo thế giới về việc nới lỏng sớm các hạn chế do lo ngại về sự gia tăng của các biến thể mới.

Tổng thống Mỹ Biden đang tạo nên dấu mốc lịch sử khi đặt mua 500 triệu liều vắc xin Pfizer để tặng các quốc gia có thu nhập thấp, trung bình và Liên minh châu Phi. Tuy nhiên, có thể tới tháng 8, nguồn dược phẩm này mới bắt đầu được phân phối.

"Đó cũng là lợi ích của nước Mỹ. Chừng nào virus còn hoành hành ở những nơi khác, sẽ có nguy cơ xuất hiện những đột biến mới đe dọa người dân của chúng tôi", ông Biden thông báo.

Các quan chức y tế toàn cầu ca ngợi tuyên bố của Tổng thống Biden là một bước tiến quan trọng giúp giải quyết tình trạng thiếu hụt vắc xin. Mỹ và các quốc gia giàu có khác đã phải đối mặt với sự chỉ trích ngày càng tăng trong nhiều tháng vì đã chọn tiêm chủng cho trẻ em và các đối tượng nguy cơ thấp. Trong khi đó, nhân viên y tế và đối tượng nguy cơ cao ở các nước khác vẫn chưa được tiếp cận vắc xin.

Các nhà lãnh đạo thế giới cũng thúc giục Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đẩy nhanh tiến độ xem xét các thành phần vắc xin được Công ty Johnson & Johnson sản xuất.

"Sáu tháng kể từ khi liều vắc xin đầu tiên được tiêm, các nước thu nhập cao đã sử dụng gần 44% liều lượng trên thế giới. Các nước thu nhập thấp chỉ tiêm 0,4%. Điều khó chịu nhất là thống kê này không thay đổi trong nhiều tháng", ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO, nói.

An Yên (Theo CBSNews)

Loại biến thể mới ở Ấn Độ có thể gây triệu chứng nghiêm trọng

Loại biến thể mới ở Ấn Độ có thể gây triệu chứng nghiêm trọng

Viện Virus học Quốc gia Ấn Độ vừa xác định được một biến thể khác của virus SARS-CoV-2.