An toàn sinh học là sống còn

Những ngày qua, một số ổ dịch đủ điều kiện đã được công bố hết dịch. Tuy nhiên, đặc tính của virus ASF là sống lâu ở môi trường bên ngoài nên dịch không thể hết ngay trong thời gian ngắn được. Do đó, tương tự như các bệnh dịch trước đây như heo tai xanh hay lở mồm long móng, người chăn nuôi phải xác định còn phải sống chung với bệnh dịch mới này lâu dài.

Đối với dịch ASF, Tổ chức Thú y thế giới (OIE), Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), Bộ NN & PTNN, Cục Thú y và các doanh nghiệp trong ngành đều mạnh mẽ khuyến cáo cần tăng cường các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi: vệ sinh, sát trùng tiêu độc trên toàn chuỗi sản xuất và cung ứng heo, nhất là những nơi có nguy cơ cao.

{keywords}
 

Khi heo nhiễm bệnh ASF, cần tổ chức tiêu hủy bằng phương pháp chôn đúng kỹ thuật và cách ly chuồng trại, tạm ngưng tái đàn, tổ chức khử trùng tiêu độc thường xuyên nhằm chuẩn bị tốt nhất khi được phép tái đàn. Đồng thời, cần thay đổi thói quen sử dụng thức ăn dư thừa từ các cơ sở sản xuất - chế biến, chợ và quán ăn cho heo ăn trực tiếp… Như vậy, đối với người chăn nuôi, để bảo vệ đàn heo khỏi ASF, cách tốt nhất và không quá khó là phải thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp an toàn sinh học. Trước mắt, an toàn sinh học là cách hữu hiệu nhất để đối phó với dịch ASF nhưng về lâu dài còn giúp người chăn nuôi phòng ngừa nhiều loại bệnh dịch khác trên heo, đồng thời giúp ngành chăn nuôi của Việt Nam phát triển bền vững.

{keywords}
 

Cargill Việt Nam đồng hành cùng người chăn nuôi

Theo ông Mariano Berdegue - Tổng Giám đốc công ty TNHH Cargill Việt Nam, ASF đã từng xảy ra ở nhiều nước trên thế giới và đã từng được kiểm soát thành công. Đơn cử như Cộng hòa Czech đã được OIE công bố chính thức đẩy lùi ASF vào ngày 28/2/2019 sau khi không có ca mắc mới nào kể từ tháng 4 năm ngoái. “An toàn sinh học là biện pháp quan trọng hàng đầu  để ngăn chặn sự thâm nhập của dịch bệnh. Nếu không có sự đầu tư và nỗ lực thực hiện an toàn sinh học, sinh kế của người chăn nuôi sẽ bị ảnh hưởng”, ông Mariano Berdegue nhận định.

Cargill đã có trên 60 năm kinh nghiệm trong việc giúp ngành chăn nuôi heo chống lại nhiều dịch bênh, bao gồm cả ASF, tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, để ứng phó với dịch tả lợn châu Phi, Cargill đã đồng hành cùng đại lý và người nuôi phòng chống dịch ASF ngay từ khi dịch mới manh nha bùng phát ở Việt Nam. Cụ thể, chỉ từ đầu tháng 3 đến nay, Cargill đã tổ chức được hơn 1.000 buổi hội thảo trên toàn quốc, tập huấn và trang bị các kiến thức phòng chống dịch ASF cũng như nâng cao đề kháng qua dinh dưỡng cho đàn heo trong giai đoạn bệnh dịch đến gần 13,000 đại lý và người nuôi.

{keywords}
 

Ông Lê Văn Mười, chủ một trại heo tại Châu Thành, Long An cho biết: “Trước đây, tôi chỉ biết về dịch bệnh ASF qua báo đài và biết bệnh này không có vắc xin phòng chống. Sau khi tham dự  buổi tập huấn của Cargill để hiểu đúng về bệnh, chúng tôi đã áp dụng biện pháp an toàn sinh học chuồng trại, sát khuẩn để loại trừ sự lây nhiễm và cách cho heo ăn đúng cách để đảm bảo hỗ trợ miễn dịch tốt nhất cho heo.”

Cargill cũng là một đơn vị tích cực trong công tác tổ chức và củng cố “hai lớp phòng vệ” đối với dịch bệnh: thức ăn an toàn, chăn nuôi an toàn từ các nhà máy đến các trang trại. Từ nhà máy, Cargill xem xét và rà soát tất cả các nhà cung cấp nguyên liệu, các nhà cung cấp phải có các giấy chứng nhận và kiểm dịch cần thiết, đồng thời cam kết nguyên liệu không bị lây nhiễm virus. Cargill chỉ sử dụng nguồn nguyên liệu từ khu vực đáng tin cậy và thực hiện quy trình sản xuất an toàn thực phẩm FSSC 22000 và ISO 22000. Cargill thực hiện chương trình phòng chống ASF toàn diện tại nhà máy như: huấn luyện nhân viên về chính sách an toàn sinh học, cách ly người và xe đi qua vùng dịch, sát trùng xe ra vào trại/nhà máy, cung cấp quần áo chỉ dùng 1 lần, không cho phép nhân viên mang bất kỳ loại thực phẩm nào từ ngoài vào khuôn viên nhà máy, tăng cường gia nhiệt trong thức ăn viên.

{keywords}
 

Tại Cargill, ngoài việc kiểm soát chặt chẽ nguồn nguyên liệu, con người và xe cộ ra vào thì các nhà máy sản xuất của Cargill cũng giám sát chặt từng lô hàng trước khi xuất xưởng. Tất cả chúng đều được lấy mẫu, phân tích kỹ, đảm bảo an toàn trước khi chuyển tới các đại lý hay trại chăn nuôi.

“Chúng tôi đã có mặt tại Việt Nam trên 20 năm và trong nhiều năm tới đây sẽ tiếp tục cam kết đồng hành cùng người chăn nuôi Việt Nam kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh, không chỉ là ASF mà còn nhiều dịch bệnh khác. Về phần mình, chúng tôi sẽ làm tròn trách nhiệm của một doanh nghiệp không chỉ thông qua việc sản xuất thức ăn chăn nuôi an toàn, mà còn nỗ lực hết sức nhằm đảm bảo hệ thống cung cấp thức ăn đến với khách hàng cũng được tổ chức tốt nhất về mặt an toàn sinh học" - Tổng Giám đốc Cargill Việt Nam nhấn mạnh. 

Thanh Hoa