Ngày 9/10, hãng dược phẩm của Mỹ Pfizer cho hay, vắc xin ngừa Covid-19 của họ có hiệu quả 90%, dựa trên kết quả thử nghiệm ban đầu. Thông báo này mang lại niềm lạc quan lớn cho một thế giới đang tuyệt vọng đi tìm các biện pháp để kiểm soát sự bùng phát đại dịch Covid-19.

{keywords}

Một tình nguyện viên tham gia thử nghiệm vắc xin ngừa Covid-19. Ảnh: AP

Thông báo được đưa ra một tuần sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, trong tình hình virus nCoV đã khiến hơn 1,2 triệu người trên toàn thế giới tử vong.

Tiến sĩ Bill Gruber, Phó chủ tịch cấp cao về phát triển lâm sàng của Pfizer cho hay: “Chúng tôi đang ở một vị trí có khả năng mang lại hy vọng nào đó”.

Pfizer, công ty phát triển vắc xin với đối tác BioNTech của Đức, đang trên lộ trình nộp đơn vào cuối tháng này để được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ phê duyệt sử dụng khẩn cấp khi có thông tin an toàn cần thiết.

Đánh giá được dựa trên kết quả thử nghiệm với 94 người trong số hơn 43.000 tình nguyện viên được chia thành hai nhóm: sử dụng giả dược và tiêm chủng. Thử nghiệm sẽ tiếp tục cho tới khi 164 trường hợp khác có kết quả.

Nếu hiệu quả tương tự được chứng minh và có sự an toàn trong khoảng 1 tuần nữa, thế giới nhiều khả năng có công cụ quan trọng để kiểm soát Covid-19.

Ông Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Mỹ, cho biết: “Với dự đoán các loại vắc-xin đầu tiên hiệu quả 60-70%, tỷ lệ hơn 90% thật phi thường”.

Tuy nhiên, thử nghiệm cũng có những giới hạn như các nhà khoa học chưa đánh giá được hiệu quả trên các đối tượng bị tác động mạnh như người cao tuổi.

Các nhà nghiên cứu cho biết họ sẽ cần thêm nhiều dữ liệu, bao gồm cả thông tin an toàn, để đánh giá vắc xin. Nếu các kết quả ban đầu đáng khích lệ được duy trì và vắc-xin được chấp thuận, việc sử dụng rộng rãi vẫn là một con đường dài.

Theo đó, những người làm ở tuyến đầu như nhân viên y tế và các nhóm có nguy cơ cao sẽ được tiêm ngừa các liều vắc xin được cấp phép đầu tiên.

Các bang của Mỹ đang tính toán kế hoạch phân phối, nhưng nhiều nơi không thể hoàn tất các thỏa thuận cho đến khi biết chính xác loại vắc xin nào sẽ được sử dụng. Những ứng cử viên hàng đầu có các yêu cầu khác nhau về lưu trữ và vận chuyển. Ví dụ, vắc xin của Pfizer phải giữ ở nhiệt độ rất lạnh.

Vắc xin Pfizer đang được thử nghiệm theo phác đồ hai liều. Quy trình bắt đầu vào tháng 7. Hầu hết những người tham gia mới chỉ nhận được liều thứ hai gần đây, nên chưa rõ liệu trình bảo vệ sẽ kéo dài bao lâu.

Pfizer dự kiến sẽ nhận được hai tháng dữ liệu theo dõi an toàn, chỉ số mà các cơ quan quản lý Mỹ yêu cầu trước khi cấp phép khẩn cấp, vào tuần thứ ba của tháng 11.

Nếu mọi chuyện thuận lợi, Pfizer có thể nộp đơn xin cấp phép tại Mỹ trong tháng này.

Pfizer và BioNTech có thỏa thuận trị giá 2 tỷ USD để cung cấp 100 triệu liều thuốc cho Mỹ. Đây là dự án vắc xin không sử dụng tiền tài trợ của Nhà Trắng. Tuy nhiên, BioNTech đã nhận được 445 triệu USD tài trợ phát triển từ chính phủ Đức.

An Yên (Theo AP, Bloomberg)

Việt Nam thử nghiệm vắc xin Covid-19 trên người trong tháng 11

Việt Nam thử nghiệm vắc xin Covid-19 trên người trong tháng 11

Dự kiến sẽ có 20 người được tiêm thử nghiệm vắc xin Covid-19 ở giai đoạn 1. Sau đó, vắc xin sẽ được tiêm thử nghiệm trên khoảng 600 người trong giai đoạn 2, giai đoạn 3 là hơn 10.000 người.

 

Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19

Bộ TT&TT và Bộ Y tế vừa thống nhất triển khai trên phạm vi toàn quốc ứng dụng Bluezone để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Ứng dụng này giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.

Link tải Bluezone trên Android Link tải Bluezone trên iOS

Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.