Trà xanh, nước ngọt có gas, nước đun sôi để nguội... nếu để quá lâu trong thời gian dài có thể sản sinh độc tố ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ngày hè nóng nực, đồ uống tích trữ thường nhiều hơn ngày thường. Hiện tượng để đồ uống lưu lại nhiều ngày thường xuyên xảy ra. Tuy nhiên, không phải loại đồ uống nào cũng có thể để lâu ngày. Việc sử dụng trong thời gian dài sẽ khiến nguồn dinh dưỡng trong các loại đồ uống này bị phá bỏ, thậm chí còn sản sinh độc tố.

Nước ngọt có gas

{keywords}

Nước ngọt có gas đã mở nắp để quá lâu sẽ biến thành nước đường lạnh. Đây là môi trường tốt để vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Nếu nước này bị nhiễm khuẩn thì cứ 20 phút lại sinh ra một loạt vi khuẩn mới. Nếu để lâu, số lượng vi khuẩn trong nước ngọt có gas đã mở nắp sẽ tăng lên rất nhiều. Vì vậy, không nên uống nước ngọt đã để quá lâu.

Nước đun sôi để nguội

Hàm lượng muối natri nitrit trong nước đun sôi cao hơn trong nước lã. Hơn nữa nước sôi được đun đi đun lại và đun sôi lâu thì hàm lượng muối natri nitrit còn tăng lên rõ rệt. Hàm lượng muối natri nitrit trong nước đun sôi sau 24 tiếng cao hơn nước mới đun sôi 1,3 lần. Vì thế, tốt nhất mẹ nên đun nước hôm nào uống hôm đó, cũng không nên uống nước đun sôi quá lâu.

Trà xanh

Trà xanh nếu để qua đêm sẽ mất hết các protein và vitamin, hơn thế còn sản sinh nhiều vi khuẩn, nấm độc hại, do vậy rất nguy hại cho sức khỏe. Bởi khi để lâu như vậy nước chè sẽ bị xỉn màu, thành phần vitamin B, C trong nước chè sẽ bị phân hủy, còn sản sinh nhiều vi khuẩn, nấm độc hại, do vậy rất nguy hại cho sức khỏe nếu bạn uống trà xanh thừa của ngày hôm trước.

Theo DNVN