Bệnh nhân N.C., 60 tuổi, ở Hà Nội, được Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội chuyển đến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 điều trị. Trước đó gia đình đột nhiên thấy bà loạng choạng, hôn mê bất tỉnh, ngừng tuần hoàn nên gọi 115, không ai biết bà bị ong đốt.

Bệnh nhân đã được cấp cứu tại nhà, hồi phục tuần hoàn và duy trì thuốc vận mạch liều trung bình khi đến viện.

BS Phạm Sơn Lâm, khoa Hồi sức tim mạch, Viện tim mạch, Bệnh viện 108 cho biết, ban đầu các bác sĩ nhận định bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp, chỉ định nhập viện điều trị tại Khoa Hồi sức tim mạch. Lúc này, bệnh nhân gọi biết nhưng vẫn rất lơ mơ và chậm, không tiếp xúc được, huyết áp thấp, phải tăng liều vận mạch.

{keywords}

Vết ong đốt trên đùi bệnh nhân C.

"Các bác sĩ tại khoa rất đắn đo có nên chụp động mạch vành cấp cứu theo hướng ngừng tuần hoàn do nhồi máu cơ tim cấp hay không", BS Lâm nhớ lại.

Kíp bác sĩ đã quyết định siêu âm và đánh giá toàn trạng bệnh nhân một lần nữa. Về mặt lâm sàng, bệnh nhân có biểu hiện của thoát mạch phản vệ, một số triệu chứng của phản vệ nguy kịch như phù nề mí mắt và vùng mặt, xung huyết da toàn thân, có biểu hiện của khó thở rít vùng họng.

Khi hỏi gia đình, người nhà cho biết bà C. không bị dị ứng với bất cứ thứ gì. Tuy nhiên dựa vào các biểu hiện cụ thể này, đặc biệt tình trạng thiếu dịch lòng mạch rất nặng, bác sĩ nhận định bệnh nhân bị sốc phản vệ nguy kịch do một loại độc chất hoặc ăn phải thứ gì đó, nên lập tức chuyển hướng cấp cứu sốc phản vệ.

Vài giờ sau, khi bệnh nhân dần hồi phục, tỉnh táo, bà C. kể lại bị một con ong đốt vào đùi. Vết đốt đau nhói dữ dội, sau đó chừng 10 phút, bà thấy người loạng choạng, choáng váng, tím tái toàn thân rồi mất y thức.

Từ đó, bác sĩ kết luận bệnh nhân bị phản vệ nguy kịch do độc tố của côn trùng gây ra.

{keywords}

Bệnh nhân hồi phục sau 3 ngày điều trị 

TS Đặng Việt Đức, khoa Hồi sức tim mạch chia sẻ thêm, với trường hợp này, nếu phán đoán sai giai đoạn đầu, cấp cứu theo hướng ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp, tình trạng của bệnh nhân chắc chắn sẽ trở nên nặng nề hơn do không được hồi sức đúng.

“Tình trạng phản vệ nguy kịch càng kéo dài thì tình trạng thoát mạch càng tăng, tiên lượng hồi phục ngày càng kém, bệnh nhân nhanh chóng suy đa tạng, thậm chí tử vong”, TS Đức nói.

May mắn bệnh nhân C. được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Ngay ngày hôm sau, bệnh nhân đã tỉnh táo hoàn toàn, các thuốc vận mạch và xuất viện sau 3 ngày điều trị.

Thúy Hạnh

Bé trai Hà Nội sốc phản vệ nguy kịch sau ăn 1 chiếc burger

Bé trai Hà Nội sốc phản vệ nguy kịch sau ăn 1 chiếc burger

Con trai bị dị ứng bột mỳ nhưng gia đình chủ quan. Sau khi bé ăn hết 1 chiếc bánh burger, đột nhiên rơi khó thở, bất tỉnh.