- Khi đến viện, bệnh nhân vẫn rất tỉnh táo nhưng bắt đầu sợ gió, sợ nước và tử vong 2 ngày sau đó.

BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu, BV Bệnh nhiệt đới TƯ cho biết, cách đây hơn 1 tháng, nam bệnh nhân 35 tuổi (Phú Thọ) bị chó nhà cắn vào tay. Tức giận, chủ nhà cầm gậy đánh chó, sau đó con chó bỏ đi nên không theo dõi được tình hình sức khoẻ.

Nghĩ chó nhà nuôi, người nuôi cũng không đi tiêm phòng bệnh dại. Đến ngày 23/7 vừa qua, bệnh nhân đột nhiên mất ngủ, bồn chồn, kích động tăng dần. Đến ngày 26/7, khi được gia đình chuyển đến BV Bệnh nhiệt đới cấp cứu, bệnh nhân đã bắt đầu hoảng loạn, sợ gió, sợ nước, sợ ánh sáng. 

benh dai

Bệnh nhân khi lên cơn dại đều vật vã, tỉnh táo đến lúc chết


1 ngày sau, tình trạng tiếp tục nặng lên, xuất hiện những cơn co thắt hầu họng, bệnh nhân rít lên từng hồi khó nhọc và được gia đình xin về để chết ngày 28/7.

Theo BS Cấp, gần 100% các trường hợp lên cơn dại đều tử vong. Bản thân mỗi bác sĩ khi chứng kiến những ca lên cơn dại đều rất ám ảnh vì thấy chết mà không thể cứu.

Tất cả những bệnh nhân này đều tỉnh tháo đến lúc chết. Ngoài sợ tiếng động, ánh sáng, một số xuất hiện triệu chứng rét run, vã mồ hôi, sau đó đều rơi vào trạng thái co thắt thanh quản, dẫn đến suy hô hấp rồi tử vong.

Cá biệt, có bệnh nhân bị lên cơn cường dương, xuất tinh liên tục cho đến lúc chết.

Một người bị chó dại cắn, phát bệnh nhanh hay chậm phụ thuộc vào số lượng, mức độ tổn thương và vị trí của vết cắn có gần thần kinh trung ương hay không.  

Khi vào cơ thể, virus dại phát triển từ lớp trong cùng của mô dưới da hoặc từ cơ bắp tiến vào các dây thần kinh ngoại biên (tức là các dây thần kinh trong cơ thể con người nằm ngoài não hoặc tủy sống). Sau đó, virus dại di chuyển dọc theo các dây thần kinh tới tủy sống và não bộ với tốc độ rất chậm, từ 12-24 mm/ngày.

Do vậy, thời gian ủ bệnh dại có thể từ 10 ngày đến 8 tuần hoặc có thể dài trên 1 năm.

Đến nay, trên thế giới cũng chưa có phương cách nào để điều trị cho các bệnh nhân dại. Các cơ sở y tế cũng không thể làm được gì ngoài việc giữ cho bệnh nhân cảm thấy thoải mái, giảm đau đớn và giảm lo lắng, bồn chồn.

Cách đơn giản nhất để ngừa dại là tiêm vắc xin. Nếu tiêm sớm và đủ mũi, hiệu quả bảo vệ gần 100%. Hiện Việt Nam có tới 5 loại vắc xin kháng dại của Pháp, Ấn Độ và đều là vắc xin thế hệ mới nên người dân không cần lo lắng các tác dụng phụ.

Thúy Hạnh

Người bị bệnh dại có phát tiếng chó sủa?

Người bị bệnh dại có phát tiếng chó sủa?

Bé trai trong clip liên tục phát ra tiếng kêu giống hệt tiếng chó sủa và ôm đầu vì đau dữ dội.

Virus dại ‘ăn’ vào não người như thế nào?

Virus dại ‘ăn’ vào não người như thế nào?

Khi vào cơ thể, virus dại sẽ di chuyển dọc dây thần kinh tới tuỷ sống rồi tới não bộ. Vết cắn càng gần não, thời gian phát bệnh càng nhanh.

Bị chó dại cắn, 2 bé trai tỉnh táo đến lúc tử vong

Bị chó dại cắn, 2 bé trai tỉnh táo đến lúc tử vong

Cả 2 bé trai đều vào viện khi đã lên cơn dại, tỉnh táo nhưng sợ nước, sợ ánh sáng và khó thở.

Người phụ nữ cả đời buôn chó bị chó dại cắn chết

Người phụ nữ cả đời buôn chó bị chó dại cắn chết

3 nạn nhân bị chó dại cắn nhưng đều chủ quan không tiêm phòng, trong đó có người phụ nữ làm nghề buôn chó.

Hà Nội: Nữ bác sĩ thú y tử vong do chó dại cắn

Hà Nội: Nữ bác sĩ thú y tử vong do chó dại cắn

Khi bị chó dại cắn, nữ bác sĩ chủ quan không đi tiêm phòng vì chẩn đoán chó chết do viêm đường hô hấp.