- Chỉ trong vòng 3 tháng, bệnh của ông Hưng tiến triển rất nhanh, liệt hẳn 2 chân, đại tiểu tiện không tự chủ.

Ông Hoàng Văn Hưng (57 tuổi, Hưng Hà, Thái Bình) bắt đầu nhận thấy những dấu hiện bất thường ở thắt lưng cách đây 3 tháng, đi khám nhiều nơi nhưng không đỡ, không tìm ra nguyên nhân.

Cuối tháng 8, ông Hưng được gia đình đưa đến BV đa khoa Đức Giang, Hà Nội khi vùng đau đã lan xuống 2 chân gây liệt, đại tiểu tiện không tự chủ.

Kết quả kiểm tra cho thấy, bệnh nhân có khối u rất lớn chèn ép vào tủy sống, phá hủy xương các đốt sống từ T9 đến T12.

Xác định đây là ca bệnh phức tạp, BV đã hội chẩn nhiều chuyên khoa để có phương án xử lý tối ưu, xác định đây là ca mổ cấp cứu, ưu tiên số 1 là cắt bỏ khối u để giải phóng chèn ép tủy sống, lấy mẫu sinh thiết.

{keywords}
Ekip gồm nhiều chuyên khoa cùng phối hợp mổ bóc tách khối u cho bệnh nhân


BS Trần Trung Kiên Tưởng khoa Chấn thương chỉnh hình cho biết, để cắt được khối u, bác sĩ sẽ phải cắt bỏ một phần thân của 3-4 đốt sống, gây mất rất nhiều máu, thậm chí phải thay đốt sống nhân tạo bệnh nhân mới ngồi dậy được.

Hơn nữa ngay phía trước khối u là động mạch chủ, 2 bên là màng phổi nên trong quá trình phẫu thuật, chỉ một sơ suất nhỏ cũng có thể khiến bệnh nhân tử vong ngay trên bàn mổ. Do đó trong quá trình mổ cần chuẩn bị rất kỹ, đặc biệt phải dự trù một lượng máu rất lớn kèm theo các phương tiện cầm máu.

Ngày 28/8, ekip gồm các chuyên khoa: Phẫu thuật cột sống, phẫu thuật lồng ngực, ung bướu, gây mê hồi sức hợp sức mổ cho bệnh nhân. Trước mổ, bệnh nhân được cố định cột sống bằng nẹp vít.

Ekip quyết định mổ từ lưng, giải phóng chèn ép, bóc tách lấy sạch khối u kèm theo lấy một phần thân các đốt sống từ T9 đến T12 bị mủn nát. Phần còn lại của đốt sống còn khá nhiều nên không cần phải thay thân đốt sống. Ca mổ kéo dài hơn 5 giờ, khối u lấy ra có kích thước lên tới 12x5cm.

Ngay sau mổ 4 giờ, bệnh nhân đã bắt đầu phục hồi thần kinh như đỡ tê bì hơn và tự vận động được các ngón chân. Đây là kết quả vượt ngoài mong đợi của các bác sĩ. Đến hôm nay, sau 10 ngày phẫu thuật, bệnh nhân đã ngồi dậy được, tập co duỗi chân.

BS Kiên cho biết, khối u nằm ở cột sống thường khó phát hiện vì các triệu chứng dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác như thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống, trượt đốt sống, đau thần kinh tọa...

Do đó khi người bệnh có những dấu hiệu đau vùng thắt lưng nhưng khám không ra bệnh, cần đến các chuyên khoa phẫu thuật cột sống để kiểm tra. Nếu để quá muộn, khối u phá hủy thân đốt sống sẽ không thể phẫu thuật được.

Thúy Hạnh

Thoái hóa đĩa đệm: Mổ có là ác mộng?

Thoái hóa đĩa đệm: Mổ có là ác mộng?

Mổ có thể giải quyết được đau. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp và các biến chứng nên ít bác sĩ đủ dũng khí mổ.

7 triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

7 triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ như đau mỏi cổ, tê bì, cứng cổ… xảy ra nhiều. Tuy nhiên nhận biết những dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6 đặc trưng khi khởi phát có vai trò quan trọng nhất.

Thiếu nữ có cột sống cong như chữ S

Thiếu nữ có cột sống cong như chữ S

Trong một lần đi khám sức khỏe định kỳ ở trường học, thiếu nữ 15 tuổi ở TP.HCM được xác định bị vẹo cột sống.

Ngồi vắt chéo chân, khổ thân cột sống

Ngồi vắt chéo chân, khổ thân cột sống

Nhiều người thường hay ngồi vắt chéo chân mà không biết rằng đây là thói quen xấu, là nguyên nhân gây hại cho cột sống và khung xương chậu.

Kỳ diệu: Mổ cột sống không còn sợ bị liệt

Kỳ diệu: Mổ cột sống không còn sợ bị liệt

Thay vì tưởng tượng kích thước ốc vít khi phẫu thuật cột sống, thiết bị mới cho phép định vị chính xác vị trí cần giải phẫu, giảm tai biến gây liệt.