Xem video:

15h chiều, Tiến sĩ Duyệt bước ra khỏi khu vực phòng xét nghiệm để nghỉ ngơi giữa ca làm việc. Mất khoảng 15 phút mới có thể tháo xong bộ đồ bảo hộ với nhiều chi tiết, anh Duyệt chỉ vào chiếc áo blouse phía bên trong đã ướt nhẹp, mỉm cười: “Mùa đông thì đỡ hơn. Chứ mùa hè việc áo ướt đẫm thế này là bình thường”.

Trong phòng ăn, những hộp cơm được đơn vị hậu cần của bệnh viện phát lúc 11h30’ đã nguội ngắt. Một nhân viên khác nghỉ sớm hơn đã ăn xong, tranh thủ chợp mắt trước khi tiếp tục làm việc.

“Chúng tôi không có giờ ăn cố định, ai xong lúc nào ăn lúc đấy thôi. Làm công việc xét nghiệm, tôi và các đồng nghiệp cũng quen rồi, dù không có dịch Covid-19 cũng khó tránh khỏi những lúc phải ăn muộn”, anh Duyệt chia sẻ.

Tiến sĩ Lê Văn Duyệt là Trưởng Labo Sinh học phân tử, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Từ thời điểm Việt Nam có các ca nghi nhiễm Covid-19 đầu tiên tới nay, nhiệm vụ của anh Duyệt và các đồng nghiệp là thực hiện xét nghiệm để khẳng định bệnh nhân âm hay dương tính với SARS-CoV-2.

{keywords}
Tiến sĩ Lê Văn Duyệt, Trưởng Labo Sinh học phân tử, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương

Tiến sĩ Duyệt tâm sự, nhóm xét nghiệm Covid-19 của anh hiện có khoảng 10 người, chia làm 3 kíp luân phiên nhau. Mỗi kíp gồm 3-4 nhân viên, làm việc liên tục trong 3 tuần, sau đó cách ly tại viện thêm 2 tuần trước khi có 1 tuần về thăm gia đình, nghỉ ngơi.

Ngoài việc xét nghiệm cho bệnh nhân và nhân viên y tế tại bệnh viện, nhóm hiện hỗ trợ xét nghiệm cho CDC Hà Nội, CDC Nghệ An và một số địa phương khác. Trung bình mỗi ngày, kíp phân tích khoảng trên 1000 mẫu bệnh phẩm.

Sau khi nhận mẫu và phiếu chỉ định từ các đơn vị, kíp sẽ tiến hành đánh số thứ tự mẫu, hút mẫu trong tủ an toàn sinh học và bắt đầu tách vật liệu di truyền của virus.

Vật liệu khi tách xong được đưa lên máy PCR để chạy. Nhân viên xét nghiệm sẽ nhận phần kết quả từ máy để phân tích trường hợp nào trở âm, trở dương. Sau đó, kíp làm các thủ tục xác nhận kết quả trên văn bản, gửi cho bác sĩ lâm sàng và trả kết quả cho CDC địa phương.

Thông thường, các Trung tâm Kiểm soát bệnh tật yêu cầu thời gian trả kết quả tối đa là 2 ngày. Tuy nhiên, có rất nhiều mẫu thuộc danh sách ưu tiên, bắt buộc phải trả ngay trong ngày. Những trường hợp này gồm người sắp kết thúc cách ly hoặc đối tượng nghi nhiễm, cần khẳng định kết quả để có biện pháp khoanh vùng, xử lý kịp thời.

“Danh sách ưu tiên” càng dài, áp lực của nhân viên xét nghiệm càng lớn. Anh Duyệt tâm sự, kíp thường bắt đầu công việc lúc 7h sáng, tuy nhiên có những hôm phải làm sớm hơn 2,3 tiếng để kịp tiến độ.

Thời gian kết thúc ngày làm việc cũng không cố định. Có khi, xong hết mẫu cần trả đã 3h sáng, các nhân viên chỉ tranh thủ nghỉ thêm đôi chút trước khi vào ca mới.

“Nhiều lúc “thèm” ngủ quá, tôi thường tận dụng khoảng thời gian 20, 30’ giữa các công đoạn để ra một góc ngủ thêm, có chuông báo lại bật dậy làm tiếp. Cách khác chúng tôi hay dùng là uống cà phê để tỉnh táo hơn”, anh Duyệt kể.

{keywords}
Nhân viên xét nghiệm tiến hành hút mẫu, tách vật liệu di truyền của virus trong tủ an toàn sinh học

Giờ giấc sinh hoạt bị xáo trộn, tuy nhiên nhóm xét nghiệm tâm sự không coi đó là khó khăn. Với các anh chị, điều này là tính chất công việc họ đã lựa chọn gắn bó.

Khó khăn lớn nhất với họ nằm ở việc phải xa gia đình lâu ngày, không thể chăm lo cho con cái. Anh Duyệt có 3 đứa con, đứa lớn lớp 8, hai đứa nhỏ mới chỉ học lớp 4 và mẫu giáo. Vợ anh làm cùng trong ngành y, một tuần ở lại bệnh viện 2 ngày để trực.

Bố mẹ đi vắng, 3 bạn nhỏ phải nhờ cậy họ hàng chăm sóc hoặc phải tự chăm nhau. “Ngày nào, các cháu cũng gọi điện nói nhớ bố. Nhưng cũng có những hôm còn trong ca làm việc nên tôi không thể nghe máy”, anh Duyệt chia sẻ.

Tiến sĩ Duyệt nhớ như in câu chuyện của một nữ đồng nghiệp. Con chị bị ốm sốt đã nhiều hôm, tuy nhiên khi người chồng gọi điện thông báo tình hình, chị không thể nghe máy. Tới đêm muộn khi đã kết thúc công việc, chị vội vã gọi lại để biết tin con.

Chứng kiến sự lo lắng, day dứt của người đồng nghiệp, anh Duyệt không khỏi xúc động. “Tôi hiểu và đồng cảm với nỗi lòng của bạn ấy nên thấy rất thương”, anh tâm sự.

Có những khi mệt mỏi, có những lúc yếu lòng, thế nhưng người làm công tác xét nghiệm Covid-19 luôn có một động lực đặc biệt để vượt lên khó khăn, vất vả.

“Theo dõi quá trình xét nghiệm của bệnh nhân, nếu một người có 4, 5 lần dương tính rồi mà lần này được âm tính, chúng tôi mừng lắm. Số lần âm tính dần tăng lên tức là họ rất gần với ngày khỏi bệnh, được trở về với gia đình, tự nhiên mình cũng hạnh phúc lây”, anh Duyệt mỉm cười chia sẻ.

Niềm vui rất lớn khác khi theo đuổi nghiệp xét nghiệm, theo Tiến sĩ Duyệt, là được đóng góp vào việc ngăn chặn đại dịch, giúp xã hội tốt đẹp hơn.

Nguyễn Liên

Cụ ông 76 tuổi mắc Covid -19 ở Hà Nội khỏi bệnh

Cụ ông 76 tuổi mắc Covid -19 ở Hà Nội khỏi bệnh

Hôm nay 21/8, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương công bố khỏi bệnh thêm 3 trường hợp mắc Covid-19, trong đó có cụ ông 76 tuổi ở Hà Nội từng tổn thương phổi nặng.

 

Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19

Bộ TT&TT và Bộ Y tế vừa thống nhất triển khai trên phạm vi toàn quốc ứng dụng Bluezone để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Ứng dụng này giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.

Link tải Bluezone trên Android Link tải Bluezone trên iOS

Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.