Sản phụ mang thai 37 tuần (người Hòa Bình) được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình ngày 4/6 trong tình trạng đa chấn thương sau tai nạn giao thông.

Lúc này, chị đã hôn mê bởi chấn thương sọ não, tụ máu nội sọ (tụ máu dưới màng cứng) gây chèn ép não cấp tính.

“Mạng sống của bệnh nhân chỉ còn tính bằng phút. Tim thai đã có dấu hiệu suy, sự sống của thai nhi trong bụng mẹ rất mong manh”, Bác sĩ Hoàng Công Tình, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình nhớ lại.

Ngay lập tức, các bác sĩ đã kích hoạt hệ thống báo động đỏ. Các chuyên ngành Cấp cứu, Hồi sức tích cực ngoại, Gây mê hồi sức, Phẫu thuật thần kinh, Sản khoa, Nhi khoa, Chẩn đoán hình ảnh, Huyết học… nhanh chóng cùng hội chẩn để đưa ra phương án điều trị tối ưu.

Kíp đánh giá, chấn thương tụ máu nội sọ gây chèn ép não cấp tính dẫn đến tình trạng hôn mê, suy hô hấp, sốc chấn thương là nguyên nhân trực tiếp đe doa tính mạng người mẹ và gián tiếp đe dọa sự sống của thai nhi.

“Việc lựa chọn phẫu thuật lấy khối máu tụ nội sọ, cứu người mẹ hạy ưu tiên phẫu thuật cứu con đều vô cùng khó khăn đối với thầy thuốc”, bác sĩ Tình chia sẻ.

{keywords}
Bé sơ sinh trước thời điểm được xuất viện, về với gia đình - Ảnh: BVCC

Nhóm chuyên gia bước vào những phút giây căng thẳng, "cân não” nhằm tìm phương án điều trị tốt nhất, mong muốn giữ mạng sống cho cả người mẹ và thai nhi, hoặc ít nhất cứu được một trong hai.

Cuối cùng, các bác sĩ quyết định tiến hành cùng lúc 2 cuộc phẫu thuật, vừa lấy khối máu tụ nội sọ, giải phóng chèn ép não để cứu người mẹ; vừa phẫu thuật mở tử cung để cứu cháu bé.

Kíp gây mê hồi sức đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho cuộc phẫu thuật, đặc biệt là dự trù chế phẩm của máu. Kíp Nhi khoa và Hồi sức tích cực ngoại sẵn sàng các phương tiện, thuốc men để hồi sức sau mổ cho sản phụ và trẻ sơ sinh.

Ca phẫu thuật kết thúc, người mẹ tiếp tục rơi vào hôn mê, rối loạn đông máu, được chuyển về đơn vị Hồi sức tích ngoại khoa điều trị, chăm sóc. Cháu bé bị suy hô hấp, sau cấp cứu ban đầu đã tạm ổn định, chuyển về khoa Nhi thở máy, nằm lồng ấp và chăm sóc đặc biệt.

Sau 12 ngày, trẻ bỏ được máy thở, uống được sữa. Người thân đã đón bé về nhà chăm sóc. Người mẹ hiện cũng đã cai máy thở, cử động được chân tay và bắt đầu có nhận thức với sự vật, hiện tượng xung quanh.

Các bác sĩ nhận định, chặng đường phía trước để hồi phục sức khỏe, cả thể chất và tinh thần cho người mẹ sẽ còn nhiều gian nan.

Hải Nam

Mẹ mắc Covid-19 hôn mê, bé sơ sinh được điều dưỡng vắt sữa nuôi dưỡng

Mẹ mắc Covid-19 hôn mê, bé sơ sinh được điều dưỡng vắt sữa nuôi dưỡng

Những giọt sữa đầu tiên nuôi lớn bé là từ các nữ điều dưỡng Khoa Nhi, những người cũng đang bỏ lại con chỉ mới 6,7 tháng tuổi để thực hiện nhiệm vụ chống dịch.