Thảm họa đang xảy ra ở Ấn Độ dường như là trường hợp tồi tệ nhất mà nhiều người lo ngại về đại dịch Covid-19: không có đủ giường bệnh, không thể tiếp cận các xét nghiệm, thuốc men hoặc oxy, đất nước 1,4 tỷ dân đang chìm trong hàng loạt dịch bệnh.

{keywords}

Ấn Độ rơi vào cuộc khủng hoảng Covid-19, đặc biệt là tình trạng thiếu oxy cho người bệnh

Hiện tại, các quốc gia giàu có ở phương Tây ưu tiên vắc xin cho nhu cầu riêng của mỗi nước trong khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) yêu cầu bình đẳng vắc xin toàn cầu. Hai cách ứng phó với Covid-19 đều không hạn chế được quy mô cuộc khủng hoảng ở Ấn Độ.

Nguồn cung vắc xin toàn cầu khó có khả năng tăng cho đến cuối năm nay. Điều cần thiết lúc này là đại dịch cần một khoảng thời gian “chữa cháy” tập trung ở những điểm nóng.

Điều đó sẽ đòi hỏi các quốc gia phải nhìn xa hơn cuộc khủng hoảng y tế của chính mình. Họ cần thấy rằng đại dịch có nguy cơ trở nên tồi tệ hơn nhiều nếu không có sự can thiệp.

Giới chuyên môn đã nhiều lần cảnh báo virus không được kiểm soát sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện các chủng virus mới nguy hiểm và kéo dài đại dịch.

Chính phủ của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi từng tuyên bố đại dịch đã ở trong "trận đấu cuối cùng" vào tháng 3. Tư duy này không khác nhiều so với những sai lầm của các nhà lãnh đạo khác, bao gồm cả cựu tổng thống Mỹ, Donald Trump, người nghĩ rằng virus sẽ biến mất một cách đơn giản, hay sai lầm của Thủ tướng Anh, Boris Johnson.

Điều khác biệt của Ấn Độ với các nước trên là nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực tới toàn cầu, có lẽ trên quy mô chưa từng thấy trong đại dịch. Đây là quốc gia đông dân thứ 2 thế giới (1,4 tỷ dân) có hệ thống y tế mỏng manh.

{keywords}

Số ca nhiễm Covid-19 ở Ấn Độ tăng vọt

Nhà sản xuất vắc xin lớn nhất thế giới, Viện Huyết thanh của Ấn Độ, cung cấp vắc xin theo chương trình Covax cho các quốc gia nghèo hơn, chủ yếu ở châu Phi. Sản lượng hiện có đã được chuyển hướng cho nhu cầu của chính Ấn Độ. Quốc gia này đang phải chật vật để có được nguyên liệu sản xuất từ Mỹ.

Do hậu quả của cuộc khủng hoảng, trong tháng 4, Ấn Độ chỉ xuất xưởng 1,2 triệu liều vắc xin ra nước ngoài so với 64 triệu liều trong 3 tháng trước đó.

Trung Quốc, đất nước thúc đẩy mạnh mẽ chính sách ngoại giao vắc xin, đã lấp đầy khoảng trống đó. Wang Wenbin, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho hay, Trung Quốc sẵn sàng cung cấp sự hỗ trợ và giúp đỡ cần thiết cho Ấn Độ nhưng không nêu thông tin cụ thể.

Chính phủ Anh sẽ chuyển 495 máy tạo oxy, có thể lấy oxy từ không khí khi hệ thống bệnh viện hoạt động hết công suất, 120 máy thở không xâm lấn tới Delhi. Đức cũng có thể gửi một máy tạo oxy và các viện trợ khác.

Nhưng những gì Ấn Độ cần ngay lập tức là nguồn cung cấp cho các nhà máy sản xuất vắc xin đang vấp phải hạn chế xuất khẩu của Mỹ. Quốc gia Nam Á còn cần các thiết bị giải trình tự gene để xác định và kiểm soát các biến thể.

Một dấu hiệu đáng hy vọng là Mỹ hứa sẽ triển khai nhanh chóng viện trợ cho các nhân viên y tế ở Ấn Độ, nơi liên tiếp có số ca bệnh Covid-19 kỷ lục thế giới trong nhiều ngày.

Tiến sĩ Anthony Fauci, chuyên gia hàng đầu về các bệnh truyền nhiễm của Mỹ, cho biết, Mỹ đang xem các giải pháp cung cấp oxy, xét nghiệm, điều trị bằng thuốc và thiết bị bảo hộ.

Ông Fauci nói: “Đó là một tình huống tồi tệ đang diễn ra ở Ấn Độ và các quốc gia có thu nhập trung bình khác. Chúng tôi có thể làm được nhiều việc hơn nữa”.

An Yên (Theo Guardian)

Lý do thảm cảnh bệnh nhân Covid-19 ở Ấn Độ chết mòn vì thiếu oxy

Lý do thảm cảnh bệnh nhân Covid-19 ở Ấn Độ chết mòn vì thiếu oxy

Sự chủ quan của Ấn Độ khiến số ca nhiễm Covid-19 tăng vọt, nhu cầu oxy cho bệnh nhân tăng gấp 3 lần nên các nhà máy không kịp sản xuất. 

Nguy hiểm tiềm ẩn của biến thể SARS-CoV-2 ở Ấn Độ

Nguy hiểm tiềm ẩn của biến thể SARS-CoV-2 ở Ấn Độ

Biến thể B.1.617 lần đầu tiên được tìm thấy ở Ấn Độ, sau đó xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới.