Chưa có nhiều hiểu biết về sức khỏe xương và cách chăm sóc xương đúng cách ngay khi còn trẻ là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ phụ nữ có nguy cơ bị bệnh loãng xương ngày càng tăng.

Giảm chất lượng cuộc sống

Không ít người cho rằng bệnh loãng xương là căn bệnh của tuổi già. Sự thật là phụ nữ khi bước vào tuổi 35 đều nằm trong nhóm có nguy cơ loãng xương cao. Vì ở độ tuổi này quá trình hủy xương diễn ra nhanh hơn quá trình tạo xương, làm cho mật độ xương giảm dần và dẫn đến loãng xương.

Khi bị loãng xương, người phụ nữ không chỉ bị các cơn đau nhức hành hạ mà còn có nguy cơ bị chấn thương nặng hoặc thậm chí là tử vong do gãy xương. Điều này đồng nghĩa với việc làm giảm chất lượng cuộc sống của người phụ nữ, ngăn họ theo đuổi những ước mơ trong công việc và biến họ thành gánh nặng cho gia đình. Tuy vậy, nhiều người vẫn chủ quan và chưa ý thức rõ mức độ nguy hiểm của căn bệnh này cũng như sự cần thiết của việc phòng ngừa, bảo vệ xương.

Chia sẻ về vai trò của sức khỏe xương, Giám đốc công ty Elite khu vực phía Bắc, người mẫu Thúy Hằng cho biết: “Lúc trước Hằng cũng ít chú ý đến xương lắm. Dạo gần đây khi cùng mẹ đi khám, bác sỹ bảo mẹ có nguy cơ loãng xương cao. Bây giờ, chỉ lên xuống cầu thang thôi mẹ cũng cảm thấy khó khăn. Mà nghe nói ở độ tuổi 35 như mình xương đã bắt đầu suy yếu đi, mình cũng nằm trong vùng có nguy cơ loãng xương cao.

Thấy vậy, Hằng nghĩ mình cần phải hành động ngay từ bây giờ vì sức khỏe xương của bản thân và những người phụ nữ trong gia đình. Giờ hai mẹ con quyết định cùng uống sữa Anlene vì biết Anlene có tác dụng giúp làm giảm nguy cơ loãng xương trong 4 tuần. Khi sức khỏe xương mình được chăm sóc đúng cách, Hằng yên tâm hơn để làm tròn vai trò người mẹ, người vợ trong gia đình và chu toàn công việc ở chỗ làm. Dù sao thì phòng ngừa sớm vẫn hơn.”

Thúy Hằng và mẹ quyết định uống sữa Anlene mỗi ngày để xương luôn chắc khỏe

Bệnh loãng xương - phòng hơn là chống

Nguy cơ cao, chi phí điều trị phức tạp, tốn kém và khó hồi phục là những hậu quả dễ thấy của bệnh loãng xương. Trước những nguy hại tiềm ẩn và phức tạp của căn bệnh, việc phòng bệnh lại rất đơn giản. Một một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ rau tươi, trái cây và sữa giàu canxi cùng với việc luyện tập điều độ có thể giúp duy trì sự dẻo dai và sức khỏe cho xương.

Để nâng cao ý thức về tầm quan trọng của sức khỏe xương, nhân ngày Thế giới phòng chống loãng xương 20/10 năm nay, ngày hội “Đi bộ hưởng ứng ngày Thế giới phòng chống loãng xương” và “Ngày Hành động vì sức khỏe xương” được nhãn hàng Anlene, thuộc công ty Fonterra Brands Việt Nam phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hà Nội, tổ chức tại công viên Thống Nhất – Hồ Thiền Quang, Hà Nội với sự tham gia của hàng trăm phụ nữ.

“Ngày Hành động vì sức khỏe xương” cũng là dịp để cộng đồng phụ nữ giao lưu và chia sẻ câu chuyên của bản thân, hiểu hơn về ý thức phòng ngừa để chăm sóc sức khỏe xương đúng cách.

Ủng hộ ngày hội, người mẫu Thúy Hằng cho biết: “Trong ngày 20/10 năm nay, ngoài việc dành thời gian bên gia đình, Hằng quyết định tham gia Ngày Hành động vì sức khỏe xương để góp phần kêu gọi chị em phụ nữ cùng bảo vệ xương ngay hôm nay để có được sức khỏe xương vững chắc trong tương lai.”

Cùng tham gia vào cuộc đi bộ đồng hành, ca sĩ Lưu Hương Giang cũng chia sẻ: “Nếu sự tham gia của tôi có thể góp phần kêu gọi chị em phụ nữ hành động từ bây giờ để bảo vệ xương và theo đuổi cuộc sống năng động hơn, thì đó quả là món quà tuyệt vời trong ngày 20/10.”

- Theo Hiệp hội loãng xương thế giới (IOF), từ tuổi 35 quá trình hủy xương diễn ra nhanh hơn quá trình tạo xương. Do đó, xương có nguy cơ mất dần khoáng chất và suy yếu đi, dẫn đến loãng xương và gãy xương.

-  Ở Việt Nam, theo nghiên cứu trong năm 2011, có tới 70% phụ nữ bị ảnh hưởng bởi chứng loãng xương (*). Loãng xương để lại hậu quả nghiêm trọng, vì không chỉ hành hạ cơ thể mà còn dẫn đến biến chứng phức tạp và tử vong dù chỉ với va chạm nhẹ, thậm chí 50%  bệnh nhân loãng xương có thể bị thương tật vĩnh viễn và 20% bệnh nhân tử vong trong vòng một năm sau đó.

- Anlene là nhãn hiệu sữa được thử nghiệm lâm sàng giúp bắt đầu làm giảm nguy cơ loãng xương trong 4 tuần.


(*) Theo các công trình nghiên cứu của GS Nguyễn Văn Tuấn, Viện nghiên cứu Garvan, Australia.

 
Mai Đình