Chiếc mũi là điểm nhấn quan trọng trên gương mặt mỗi người và là điểm mà chị em phụ nữ quyết định thẩm mỹ đầu tiên nếu có ý định làm đẹp. Thế nhưng, những ca phẫu thuật nâng mũi cũng gây ra những nguy cơ, rủi ro cho chính sức khỏe và sắc đẹp rất nghiêm trọng, hậu quả để lại là những dáng mũi lệch vẹo, nhiễm trùng cả vùng mũi, và thậm chí lan sang bộ phận khác.

{keywords}

Hiện nay, có khá nhiều phương pháp phẫu thuật chỉnh hình mũi và nâng mũi như nâng mũi silicon, nâng mũi bọc sụn và tiêm filler. Tuy nhiên, đâu là phương pháp hoàn hảo nhất và phù hợp nhất với tình trạng của mỗi người lại là điều mà chị em phụ nữ băn khoăn? Công nghệ và các phương pháp y tế ngày một tân tiến hơn, nhưng phương pháp nào cũng sẽ có những ưu điểm và tiềm ẩn nguy hiểm khác nhau:

1. Phương pháp nâng mũi bằng phẫu thuật

Với phương pháp nâng mũi thông qua việc sử dụng dao kéo thì hiện nay có những phương pháp nâng mũi phổ biến như sau: nâng mũi bằng sống nhân tạo silicone, nâng mũi bọc sụn...

Nâng mũi bằng sống nhân tạo silicone

{keywords}

Ở phương pháp này, sống mũi và đầu mũi được nâng thông qua việc cấy các mảnh ghép nhân tạo dưới da. Có nhiều loại mảnh ghép nhân tạo silicone được sử dụng phổ biến vì giá thành rẻ.

Phương pháp này thường áp dụng với những người có sống mũi thấp nhưng đầu mũi dài và nhỏ, da đầu mũi không quá mỏng.

- Ưu điểm: Sau khi phẫu thuật, sóng mũi sẽ cao đẹp tự nhiên và dễ dàng đạt được dáng chuẩn.

- Nhược điểm: một chiếc mũi có da dày bình thường, được nâng cao vừa phải bằng thanh silicon dẻo sẽ có “độ tuổi” lâu bền. Nhưng nếu cố gắng làm mũi thật cao cho thật “Tây”, thì lớp da vùng mũi bên trên sụn độn silicon sẽ nhanh chóng mỏng dần, không đủ sức che phủ. 

{keywords}

Nâng mũi bằng sụn có thể lộ sống mũi hoặc mũi bị vẹo nghiêng

- Rủi ro: Chất liệu độn lộ rõ ra dưới da, nhất là vùng đầu mũi, thậm chí làm da bị thủng nếu sử dụng thanh độn kém chất lượng. Hơn nữa, đặc biệt đối với trường hợp mũi gặp những biến chứng thường gặp sau thẩm mỹ nâng mũi là mũi bị vẹo, mũi nghiêng, lệch sang bên, tụt sóng, lộ chất liệu độn.

Giá thành của phương pháp này chỉ dao động trong khoảng 8-10 triệu đồng.

Nâng mũi bằng bọc sụn

Phương pháp này sử dụng sụn sinh học (loại thường dùng là sụn sóng mũi giả có lỗ nhỏ để máu dễ lưu thông) để nâng cao sống mũi hoặc sử dụng sụn sinh học để nâng cao sống mũi sau đó sử dụng thêm sụn được lấy từ chính cơ thể (sụn tự thân bao gồm: sụn vành tai, sụn vách ngăn mũi hoặc sụn sườn) để tạo thành lớp bọc bảo vệ cho phần sụn sinh học và bảo vệ đầu mũi.

{keywords}

- Ưu điểm: sống mũi được nâng cao nhưng có độ võng, không lộ chất liệu độn dưới da, kết quả sau nâng mũi không nhận biết được dấu vết của phẫu thuật sửa mũi. 

Đầu mũi được được định hình rõ, điều chỉnh theo ý muốn (độ cao, độ xoay, chiều rộng) bằng sụn vách ngăn, một lớp sụn vành tai và một lớp mô đệm.

- Nhược điểm: Đối với sụn nhân tạo, bạn sẽ phải phẫu thuật lại để giữ nguyên dáng mũi cao của mình. 

- Rủi ro: Đối với 1 số cơ sở phẫu thuật thiếu uy tín, 1 số bệnh nhân vẫn gặp phải biến chứng sau khi thực hiện như sưng tấy, dị ứng hay thậm chí là bị lệch sống mũi.

Giá thành của phương pháp bọc sụn thường dao động trong khoảng 20-45 triệu đồng.

2. Phương pháp nâng mũi không phẫu thuật bằng chất làm đầy

Filler là một trong những loại chất làm đầy được tạo ra từ Axit Hyaluronic. Chất này có khả năng tồn tại bên trong cơ thể với mục đích làm đầy phần mô mềm. Đây được xem là chất làm đầy có tính tự nhiên, không vĩnh viễn. 

Bác sĩ sẽ sử dụng filler để tiêm trực tiếp vào vùng cần làm đẹp. Từ đó, filler tạo thành một khối mô dưới da để làm căng da, nâng cao hoặc làm đầy. Trải qua thời gian, chất này sẽ tiêu biến dần. 

{keywords}

- Ưu điểm: không có dao kéo xâm lấn, không chảy máu hay phải tiêm thuốc tê. Thời gian tiêm filler nhanh, kéo dài từ 15-20 phút.

- Nhược điểm: Không vĩnh viễn, các chất filler khi tồn tại bên trong cơ thể chỉ có khả năng duy trì từ 4 tháng đến 18 tháng.

- Rủi ro của nâng mũi bằng chất làm đầy: Bản chất của filler là một dạng chất làm đầy có tính tự tan trong cơ thể. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, thị trường làm đẹp sản xuất ra rất nhiều loại filler với chất lượng không đảm bảo. Đó là lý do gây nên biến chứng sau khi nâng mũi bằng filler. Nhiều tín đồ thẩm mỹ vì tin lầm quảng cáo thẩm mỹ giá rẻ nên đã tìm đến các cơ sở thẩm mỹ không chuyên nghiệp để nâng mũi bằng filler kém chất lượng. 

Hậu quả để lại là những dáng mũi lệch vẹo, nhiễm trùng hoặc thậm chí là hoại tử cả vùng mũi, và lan sang vùng khác. Cụ thể là vào ngày 6/6/2019, một người phụ nữ 26 tuổi đến từ Bắc Giang đã bị mù vĩnh viễn mắt phải khi nâng mũi bằng phương pháp tiêm filler tại một spa không uy tín.

3. Mất bao lâu để cơ thể thích nghi và hồi phục sau khi nâng mũi?

Thông thường, 2-3 ngày đầu sau nâng, mũi có thể bị sưng nề nhẹ và cảm thấy đau. Đây là dấu hiệu hoàn toàn bình thường, bởi da vùng mặt vốn luôn vô cùng nhạy cảm. Tình trạng sưng tấy nhanh chóng thuyên giảm và chấm dứt sau khoảng 5 - 7 ngày. Tuy nhiên, ở một số người có cơ địa và khả năng hồi phục kém hơn, tình trạng sưng có thể kéo dài đến ngày thứ 10 hoặc 12.

Sang tuần thứ 2 mũi bắt đầu ổn định và thành quả sẽ đến với bạn chậm nhất là 1 tháng. Lúc này, chiếc mũi mà bạn luôn mong đợi sẽ hoàn toàn về form và tự nhiên nhất.

Bác sĩ khuyến cáo trước khi quyết định sửa mũi hay thực hiện việc sửa lại bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, các cô gái đừng ngại trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ để có được kết quả ưng ý cũng như đảm bảo an toàn nhất.

An An (Tổng hợp)

Bất ngờ trước phương pháp giảm cân nhanh bằng dán hạt giống lên tai

Bất ngờ trước phương pháp giảm cân nhanh bằng dán hạt giống lên tai

 - Điều gì sẽ xảy ra nếu bí quyết giảm cân nhanh đang ẩn giấu trong đôi tai của bạn?