1. Cấy tóc là gì?

Cấy tóc là một thủ thuật y khoa nhằm làm cho lông hoặc tóc mọc tại vùng da mà trước đó không có cho những người bị rụng tóc nhiều hoặc hói đầu lâu năm. Thủ thuật này tưởng đơn giản nhưng phải được thực hiện tại cơ sở y tế đủ điều kiện. 

Cấy tóc cũng có nhiều loại, cấy tóc sinh học và cấy tóc tự thân. Cấy tóc sinh học là phương pháp cấy tóc không phẫu thuật sử dụng sợi tóc sinh học với cấu tạo đặc biệt (3 lớp như tóc tự thân, có các nút thắt ở gốc tóc) để cấy vào vùng da đầu không có tóc, tóc bị rụng, vết sẹo… nhằm phục hồi tóc một cách tự nhiên nhất sau khi cấy.

{keywords}

Cấy tóc là phương pháp mang hiệu quả nhất cho những người hói đầu

- Ưu nhược điểm của cấy tóc sinh học:

Vì cấy tóc sinh học sử dụng loại tóc tổng hợp nên hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng với tóc mới cấy bằng cách xuất hiện phản ứng viêm tại chỗ hoặc tăng sừng tại chân tóc được cấy. Lúc này, chỗ cấy tóc có thể bị viêm hoặc dày sừng chân tóc. Nếu quá trình đào thải diễn ra thì có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng, thậm chí dẫn đến rụng luôn phần tóc hiện tại. Đặc biệt, nếu nguồn gốc tóc sinh học không đảm bảo khi cấy vào da đầu sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Ở góc độ khác, nếu cấy tóc thành công, việc kéo dài thời gian sử dụng cũng sẽ gặp nhiều khó khăn. Bởi tóc không sinh ra trong khi các yếu tố cơ học như gội rửa, sấy, ép, uốn, thuốc nhuộm, thuốc tạo kiểu tóc, …có thể hủy hoại tóc sinh học.

Hơn nữa, tóc sinh học không thể mọc dài ra như tóc tự thân do đó bạn khó có thể thay đổi độ dài của mái tóc hay mong muốn có thể thay đổi kiểu tóc như với tóc thật.

 

- Cấy tóc tự thân:

Cho tới thời điểm này chỉ có phương pháp cấy tóc tự thân là có kết quả tốt nhất. Bản chất của thủ thuật cấy tóc tự thân là phân bố lại vị trí lông tóc trên cùng cơ thể, nghĩa là bác sĩ sẽ di chuyển nang tóc khỏe mạnh của bệnh nhân từ vị trí này sang vị trí khác. Vùng cho tóc sẽ mất vĩnh viễn xong nang tóc di chuyển đi có tiếp tục tồn tại ở nơi mới không còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố.

{keywords}

Cấy tóc có thể hiểu đơn giản là lấy tóc chỗ này “trồng” vào chỗ khác.

Nhược điểm của phương pháp này là phải can thiệp dao kéo, phải phẫu thuật nên gây đau đớn, nhiều rủi ro. Bên cạnh đó cấy tóc tự thân mất nhiều thời gian nghỉ dưỡng, và chi phí cao.

2. Tại sao phải cấy tóc tự thân

Không thể cấy tóc của người này cho người khác bởi khi đưa mảnh ghép sinh học vào cơ thể sống khác sẽ xảy ra hiện tượng đào thải (dị ghép). Người ta phải sử dụng thuốc chống thải ghép suốt đời, xong chính các thuốc này lại là nguyên nhân gây rụng tóc.

Cấy tóc không phải là giải pháp ngăn rụng tóc, nghĩa là phương pháp này không khắc phục được nguyên nhân gây rụng tóc. Vậy nếu thực hiện thủ thuật này khi tóc bạn đang rụng như trút hoặc da đầu bạn đang mắc bệnh tỷ lệ thất bại sẽ rất cao.

3. Các kỹ thuật cấy tóc tự thân

Có 2 kỹ thuật cấy tóc tự thân cơ bản là FUT (follicle unit transplantation) và FUE (follicle unit extraction). Mỗi kỹ thuật có ưu và nhược điểm khác nhau. Tùy theo nhu cầu của bạn, nhưng quan trọng hơn là tùy thuộc vào quan điểm, thói quen cũng như kinh nghiệm của phẫu thuật viên mà họ sẽ tư vấn cho bạn nên lựa chọn thực hiện kỹ thuật nào. 

- Kỹ thuật cấy tóc FUT: Dùng một mảnh da đầu nằm ngang phía sau tai, tiếp theo nhân viên kỹ thuật sẽ tách ra từng gốc tóc một ra để cấy vào vùng bị hói.

Khoảng trống của mảnh da vừa cắt ra sẽ được khâu kín lại với kỹ thuật khâu đặc biệt không để lại dấu sẹo.

- Kỹ thuật cấy tóc FUE: dùng máy khoan để lấy từng gốc tóc ra khỏi da đầu một cách chính xác, không để lại sẹo, không sưng, không đau và có thể lấy tóc nhiều lần do đó chi phí của kỹ thuật FUE cũng sẽ cao hơn.

{keywords}

Ngày nay, cùng với tiến bộ của khoa học kỹ thuật, thủ thuật cấy tóc đã kiện toàn tới mức có thể trả lại bạn đường chân tóc tự nhiên mà hầu như không để lại dấu vết gì nghĩa là không có sẹo, tóc mới mọc khỏe, bền, đẹp.

4. Phục hồi sau khi cấy tóc

Da đầu có thể khá nhạy cảm sau phẫu thuật ghép tóc. Bác sĩ sẽ băng khu vực cấy trong một vài ngày và có thể kê đơn thuốc giảm đau, một loại thuốc kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng hoặc thuốc chống viêm, ngừa sưng.

Thời gian phục hồi sẽ phụ thuộc vào loại phẫu thuật cấy tóc bạn thực hiện. Thông thường, cắt và ghép các nang lông đơn lẻ có thời gian phục hồi nhanh hơn.

Hầu hết mọi người trở lại làm việc trong vòng 1 tuần sau khi phẫu thuật cấy tóc. Theo Hiệp hội phẫu thuật thẩm mỹ Hoa Kỳ, phần lớn tóc cấy sẽ rụng trong vòng 6 tuần sau khi phẫu thuật. Tóc mới mọc lại sẽ xuất hiện ở khu vực được cấy ghép trong vòng vài tháng, với tốc độ phát triển 1,2cm mỗi tháng.

5. Đối tượng nào nên và không nên cấy tóc

Không phải ai cũng có thể thực hiện thủ thuật này một cách an toàn. Cấy tóc được khuyến cáo dành cho những người:

- Từ 23 tuổi trở lên.

- Tóc rụng rất nhiều.

- Không có bất kỳ tình trạng nào có thể làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng sau phẫu thuật.

Các đối tượng không nên làm cấy tóc gồm:

- Những phụ nữ bị rụng tóc khắp da đầu.

- Những người không có đủ tóc ở các vùng hiến tóc.

- Những người có sẹo lồi (sẹo dày, xơ) sau chấn thương hoặc phẫu thuật.

- Những người bị rụng tóc do thuốc như hóa trị.

An An (Tổng hợp)

6 thực phẩm ăn vào bữa sáng làm sáng da, chống lão hóa

6 thực phẩm ăn vào bữa sáng làm sáng da, chống lão hóa

Bên cạnh yếu tố di truyền, mỹ phẩm thì việc duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng góp phần giúp  làn da sáng khỏe, chống lão hóa.