Sáng 28/6 tại Hà Nội, BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị Đối thoại chính sách, pháp luật về BHYT với các cơ sở y tế tư nhân và ký kết quy chế phối hợp giữa BHXH Việt Nam với Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam.

Còn nhiều bất cập

Theo số liệu báo cáo của BHXH Việt Nam, năm 2016 số lượng cơ sở KCB tư nhân KCB BHYT là 418 cơ sở trong đó phòng khám là 272, bệnh viện là 146 cơ sở, tương đương bệnh viện hạng 2 còn 63 cơ sở và, bệnh viện hạng 3 là 83 bệnh viện KCB BHYT.

{keywords} 

BHXH Việt Nam và Hiệp hội BV tư kí kết Quy chế phối hợp

Năm 2017 với 444 cơ sở KCB từ phòng khám trở lên, phòng khám là 292, bệnh viện là 152 cơ sở trong đó tương đương hạng 2 là 71 bệnh viện và tương đương hạng 3 là 81 bệnh viện KCB BHYT và hầu hết các tỉnh, thành phố đều có các cơ sở KCB tư nhân thực hiện KCB BHYT.

{keywords} 

Ông Phạm Lương Sơn, Phó TGĐ BHXH Việt Nam phát biểu

Tổng số lượt KCB BHYT năm 2016 là 16.604.138 lượt so với năm 2015 tăng 255%, tổng số tiền chi phí KCB BHYT thanh toán là 6.617 tỷ đồng tăng hơn 233% so với chi phí 2015.

Quý I/2017 số lượt KCB là 4.226.854 lượt và chi phí KCB BHYT là 1.591 tỷ đồng, ước thực hiện cả năm 2017 số lượt KCB BHYT trên 21 triệu lượt tăng trên 30% so với năm 2016 và số tiến ước chi trên 7,9 tỷ đồng tăng gần 20% so với năm 2016.

{keywords} 

Tại các bệnh viện tư nhân, chi bình quân một đợt KCB ngoại trú là 384.528 đồng, chi bình quân một đợt điều trị nội trú là: 3.584.312 đồng. trong khi đó chi phí bình quân của cả nước ngoại trú là 202.000 đồng/lượt và chi phí bình quân điều trị nội trú là 2.748.000 đồng/đợt.

Cụ thể, hiện nay tình trạng kê thêm giường bệnh vẫn phổ biến tại các các cớ sở y tế thuộc nhóm ngoài công lập. Đa số các bệnh viện có số giường thực kê vượt 50% so với quy định. Cá biệt, một số bệnh viện có số gường thực kê gấp đến 3 lần so với mức cho phép, ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh.

Tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT, thu gom người bệnh, khuyến mại không thu phần chi phí cùng chi trả của người bệnh…, chỉ định nhiều thuốc đắt tiền, chỉ định nhiều dịch vụ kỹ thuật như Nội soi Tai Mũi Họng (TMH), Chụp CT-Scanner, Chụp MRI, Siêu âm Màu Tim mạch… đối với người có thẻ BHYT nơi khác đến KCB nhằm thu hút người có thẻ BHYT đến KCB.

Một số cơ sở KCB tư nhân có tỷ lệ chỉ định Nội soi TMH gần 100% cho các đối tượng đến khám tại bàn khám TMH, hoặc tỷ lệ chỉ định chụp CT-Scanner chiếm gần 50% số bệnh nhân vào điều trị tại Khoa Y học cổ truyền…

Nhiều bệnh viện tư nhân trước kia đề nghị được xếp tương đương hạng II để được thanh toán tiền khám bệnh, tiền ngày giường bệnh ở mức giá cao, khi thực hiện chính sách KCB BHYT thông tuyến huyện lại đề nghị xuống tương đương hạng III (tuyến huyện) để được KCB thông tuyến mà không có sự thay đổi về nhân lực, cơ sở vật chất, cung cấp dịch vụ kỹ thuật. Sử dụng bác sĩ chưa được cấp Chứng chỉ hành nghề để KCB BHYT hoặc bác sĩ KCB không đúng phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trên chứng chỉ hành nghề…

Bác sĩ đang công tác tại cơ sở KCB công lập thực hiện KCB vượt quá 200 giờ/1 năm tại cơ sở KCB tư nhân.

Thực hiện chương trình KCB nhân đạo đã được các cá nhân, tổ chức tài trợ (các cá nhân, tổ chức này đi thu gom người bệnh, tài trợ tiền tàu xe đi lại, tiền KCB…) nhưng cơ sở KCB vẫn thống kê đề nghị thanh toán BHYT (theo chế độ trái tuyến).

Cần tháo gỡ những khó khăn

Tại buổi hội thảo, ông Phạm Lương Sơn - Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam cho rằng "Sự tham gia của cơ sở khám chữa bệnh tư nhân trong lĩnh vực y tế, cung cấp dịch vụ KCB BHYT đã tạo ra nhiều sự lựa chọn cho người bệnh, tạo sự cạnh tranh lành mạnh với khối cơ sở y tế công lập". Dù nhận định thực tế vẫn còn một số “bức xúc” từ khối y tế tư nhân do chưa được đối xử công bằng và dưới góc độ nào đó khối tư nhân còn thiệt thòi, bản thân các cơ sở y tế tư nhân vẫn chưa thực sự chủ động hòa mình vào guồng quay này, chưa chủ động tìm hiểu chế độ, chính sách để tham gia một cách tích cực và hiệu quả trong việc cung ứng dịch vụ KCB BHYT.

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Đệ, Chủ tịch Hiệp Hội Y tế tư nhân Việt Nam cho rằng: "Số liệu công bố về lạm dụng BHYT nên đưa ra từ một bên thứ 3, đơn cử như kiểm toán Nhà nước. Việc công bố trục lợi BHYT phải nêu rõ tên tuổi, địa chỉ, không thể “vơ đũa cả nắm” như hiện nay. Nếu cơ sở y tế tư nhân nào sai thì không thanh toán, sai phạm nghiêm trọng thì khởi tố. Cứ nói chung chung bệnh viện tư nhân khiến nhiều khoản bị từ chối thanh toán khiến nhiều cơ sở điêu đứng”.

Cũng tại buổi hội thảo, ông Nguyễn Minh Thảo, Phó tổng giám đốc BHXH Việt Nam cho biết, mặc dù BHXH Việt Nam đã có những cơ chế tháo gỡ nhưng Bộ Y tế và ngành BHXH chưa có sự đồng thuận, chính sách chưa hài hòa và việc thực hiện chính sách thiếu đồng nhất. Ông Thảo cho biết sẽ tiếp thu ý kiến của Hiệp hội y tế tư nhân Việt Nam, phối hợp với Bộ Y tế để giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong khám chữa bệnh bằng BHYT.

Thúy Ngà