Bệnh nhân Covid-19 tại TP.HCM.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh – Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM cho biết trước thông tin F0 bị mất dấu rất nhiều người đã hoang mang lo lắng. Tuy nhiên, theo bác sĩ Khanh, nếu hiểu cơ chế lây bệnh của Covid-19 thì hoàn toàn không nên quá lo lắng khi đã mất dấu F0.

Mặt khác, bệnh nhân Covid-19 ở Việt Nam đã được công bố khỏi bệnh và xuất viện nhiều. Bệnh nhân xuất viện sẽ được giám sát ở BV khu vực khác hoặc về nhà giám sát tiếp tránh mức tối thiểu để virus không phát tán ra cộng đồng, điều này chúng ta đang làm rất kỹ, rất tốt.

Thời kỳ đầu của dịch Covid-19 khi Việt Nam có 16 bệnh nhân, trong đó chủ yếu từ Trung Quốc về và lây cho gia đình. Hiện nay chúng ta làm rất tốt việc cách ly.

Sang giai đoạn 2, theo bác sĩ Khanh, ban đầu chúng ta chỉ nghĩ tới Nhật Bản và Hàn Quốc nhưng sau đó ca bệnh đến/về từ Châu Âu đặc biệt từ Ý.

Sang giai đoạn 3 thì phức tạp hơn, chúng ta căng sức tìm người bệnh và hiện tại dịch Covid-19 đang ở giai đoạn này.

Nếu giai đoạn trước việc xác định F0 dễ hơn nhưng giai đoạn này việc F0 mất dấu khó tránh khỏi. Mọi người thử hình dung người F0 sẽ diễn tiến như thế nào?

Bác sĩ Khanh chỉ ra hai diễn tiến: 

Thứ nhất, bệnh nhân có triệu chứng ho nhiều, sốt nên đi bệnh viện. Lúc đó người bệnh có khai báo y tế sẽ được cách ly.

Thứ hai, tình huống có trường hợp bệnh nhân ho nhẹ và tự hết và có thể lây cho vài người. F1 của họ chắc sẽ không có triệu chứng nhẹ có thể bị nặng và phải đi bệnh viện và lúc đó có thể tìm ra F1, F2, F3 và có thể chính là F0. 

Người mang bệnh sẽ lây cho người tiếp xúc gần trước, còn những người đi ngang qua thì khó lây hơn.

Cả hai tình huống trên, bác sĩ Khanh nhấn mạnh, đều lây tiếp xúc gần. Nếu F0 đi vào tòa nhà thì không phải cả tòa nhà sẽ bị lây bệnh, F0 sống cùng khu không phải cả khu phố đó mang bệnh.

Ví dụ quán bar Buddha, công ty Trường Sinh hay khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai. F0 cũng chưa rõ nhưng nhìn chung nhân viên y tế BV Bạch Mai không lây nhiễm, âm tính hết, điều đó thấy rõ họ có đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, phòng bệnh tốt hơn.

Theo bác sĩ Khanh, có mối liên hệ giữa khoa Thần Kinh và Căng tin của bệnh viện. Nếu người nhà bệnh nhân mang virus có xuống căng tin và tiếp xúc gần sẽ lây cho người ở căng tin  hoặc ngược lại. Chỉ ngồi gần, ngồi tán chuyện và không có biện pháp phòng ngừa trong tiếp xúc gần thì nguy cơ mắc cao hơn.

Chắc chắn những người mắc ở quán bar Buddha hay căng tinh bệnh viện  thì đều là tiếp xúc gần dưới 2 mét và không có chuẩn bị phòng bệnh gì – bác sĩ Khanh cho biết.

Chính vì thế, trong điều kiện khi F0 mất dấu, bác sĩ Khanh nhấn mạnh mọi người không tiếp xúc gần, có biện pháp phòng hộ nếu làm đúng được phòng ngừa thì có tiếp xúc với F0 hay F1 cũng không sợ.

Nếu thực hiện cách ly xã hội, giữ khoảng cách 2 mét thì cũng không lo F0, F1 xung quanh mình. Bản thân người F0 nhưng họ không biết, họ đeo khẩu trang và giãn cách đứng xa người tiếp xúc 2 mét thì những người F1 cũng không còn nguy cơ lây virus Sars-CoV-2.

Bác sĩ Khanh nhấn mạnh cách tốt nhất đó là: Đứng xa 2 mét, rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang. Nếu cần thiết có thể đeo kính bảo hộ để che chắn mặt mình. Mùa dịch Covid-19 nên bảo vệ khuôn mặt.

Việt Nam sang giai đoạn mất dấu F0, cả nước hãy ở yên tại chỗ

Việt Nam sang giai đoạn mất dấu F0, cả nước hãy ở yên tại chỗ

- Hiện tại đã có những ổ dịch không tìm được bệnh nhân số 0, nguy cơ lây ra cộng đồng rất cao nên mọi người dân hãy ở yên tại chỗ.  

Nguyễn Thị Thu Hằng
Ảnh: Nguyễn Quyết Thắng