Từ lâu, sữa đóng vai trò trung tâm trong các chính sách y tế ở Canada và các nước phương Tây.

Kể từ năm 1942, khi xây dựng hướng dẫn dinh dưỡng, Canada luôn khuyến khích người dân ăn hoặc uống nhiều hơn 1 khẩu phần sữa mỗi ngày (tương đương 500ml), đặc biệt là với trẻ em. Kể cả những lần thay đổi kế tiếp sau này như vào năm 1949, 1961, 1977, 1982, 1992, 2007, Canada vẫn xếp sữa và các sản phẩm từ sữa thành 1 nhóm riêng trong đĩa thức ăn.

{keywords}
Những hướng dẫn thực phẩm trước đây của Canada đều xếp sữa và các sản phẩm từ sữa thành 1 nhóm riêng biệt, khuyến nghị người dân sử dụng đều đặn 

 

Tuy nhiên trong hướng dẫn mới nhất, sau 3 năm lấy ý kiến rộng rãi, quốc gia này đã thay đổi khuyến nghị, loại bỏ sữa cùng nhiều nhóm protein khác.

Theo đó, trong đĩa dinh dưỡng mới nhất, quốc gia này khuyên người dân ăn 1/2 lượng rau xanh và trái cây, 1/4 tinh bột (bánh mỳ, gạo, mỳ) hoặc ngũ cốc và 1/4 protein (đậu đỏ, trứng, cá, đậu phụ, hạnh nhân, thịt...).

Dù không khuyến cáo lượng tiêu thụ cụ thể, song hướng dẫn mới khuyến khích người dân ăn nhiều loại thực phẩm chưa qua chế biến và không coi sữa thuộc nhóm thực phẩm thiết yếu. Ở cốc đồ uống, Canada khuyến khích người dân nên chọn nước hơn các loại đồ uống khác.

“Chúng tôi đã xem xét rất kĩ càng, dựa trên nhiều bằng chứng chứ không sử dụng các báo cáo được tài trợ bởi ngành công nghiệp”, TS Hasan Hutchinson, Giám đốc văn phòng chính sách dinh dưỡng và phát triển cho hay.

Theo hướng dẫn thực phẩm mới, sữa sô cô la, nước trái cây là thủ phạm trong cuộc khủng hoảng béo phì ngày càng gia tăng ở trẻ em. Trong nhiều thập kỷ, cha mẹ đã cho con cái uống sữa có hương vị như một cách để lôi kéo trẻ em uống thêm nhiều sữa.

Nhưng hướng dẫn mới chỉ ra rằng, trong các sản phẩm sữa được chế biến, lượng đường vượt trội hơn hẳn lợi ích dinh dưỡng nó mang lại. Nghiên cứu gần đây cho thấy phần lớn lượng đường trẻ em tiêu thụ đều đến từ đồ uống.

{keywords}
Đĩa thức ăn mới khuyên người dân ăn uống đa dạng, sữa không còn thuộc nhóm thực phẩm thiết yếu

 

Khuyến nghị mới của Canada nhận được rất nhiều sự ủng hộ, đặc biệt từ nhóm những người ủng hộ ăn chay và thuần chay, bao gồm TS David Jenkins, GS tại ĐH Toronto, chủ tịch Nghiên cứu về dinh dưỡng và trao đổi chất của Canada.

TS Jenkins cho rằng, khuyến nghị mới có thể tạo ra nhiều tranh cãi khi dịch chuyển sang các thực phẩm từ thực vật, nhưng đây là hướng đi đúng đắn. Chúng ta đã nhầm lần khi đặt sữa bò cạnh sữa mẹ khi xét đến tầm quan trọng của sữa với sức khoẻ con người.

Hướng dẫn mới được đưa ra vào thời điểm nhiều người Canada đang cắt giảm thịt và sữa vì lý do môi trường, sức khoẻ và đạo đức.

Tuy nhiên rất nhiều nông dân tại các trang trại bò sữa ở Canada đã lên tiếng phản đối khuyến nghị mới, cho rằng hướng dẫn này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nông dân.

Họ cho rằng, hướng dẫn mới không phản ánh đầy đủ và phủ nhận các bằng chứng khoa học về lợi ích của sữa như đây là nguồn cung cấp canxi hàng đầu cùng các dưỡng chất thiết yếu khác như vitamin A, D, kali, kẽm, magie.

Thực tế, dù đã không còn coi sữa là nhóm thực phẩm thiết yếu và khuyến khích người dân chọn nước lọc, nước hoa quả nguyên chất hơn các loại đồ uống khác, song hướng dẫn mới vẫn liệt kê sữa tươi không đường, sữa ít béo như một lựa chọn đồ uống lành mạnh.

Theo chuyên gia dinh dưỡng Anar Allidina, hướng dẫn thực phẩm mới của Canada thực chất phản ánh những thay đổi gần đây trong tiêu dùng của người dân khi lượng tiêu thụ sữa bò liên tục giảm trong những năm qua, thay vào đó tập trung vào các chất béo lành mạnh từ các loại hạt.

Chuyên gia dinh dưỡng Nazi Quresshi cũng cho rằng, không có lý do gì quá đặc biệt để người dân phải tránh sữa, trừ khi bản thân gặp các vấn đề tiêu hoá, dung nạp sữa.

Bà cho rằng, người dân chỉ nên xem đây là hướng dẫn chung, không nên xem là một đơn thuốc hay một chế độ ăn kêng chính xác để mọi người học theo, đơn giản hãy nghĩ đó là khởi đầu tốt để mọi người bắt đầu học cách ăn uống lành mạnh hơn.

Minh Anh (Theo BBC, Globalnews)

Gần 60% người Việt lười ăn rau là nguyên nhân gây 2 ung thư phổ biến

Gần 60% người Việt lười ăn rau là nguyên nhân gây 2 ung thư phổ biến

57% người trưởng thành tại Việt Nam ăn thiếu rau và trái cây so với khuyến nghị của WHO, trong khi ăn rất nhiều thịt.