BV Trung ương Huế cơ sở 2 hiện đang điều trị cho 19 bệnh nhân Covid-19, trong đó có nhiều trường hợp rất nặng và nặng.

Chiều 5/8 vừa qua, bệnh nhân 456, nữ, 55 tuổi từ Đà Nẵng rơi vào tình trạng nguy kịch với biểu hiện suy hô hấp cấp, hội chứng suy hô hấp tiến triển nhanh, tăng huyết áp, huyết khối tĩnh mạch chi dưới.

{keywords}

Các bác sĩ hội chẩn cho bệnh nhân

 

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc BV Đại học Y Hà Nội cùng các bác sĩ có mặt tại BV Trung ương Huế cơ sở 2 lập tức hội chẩn, chỉ định can thiệp tim mạch (đặt filter tĩnh mạch chủ dưới) để cấp cứu.

PGS Hiếu cho biết, huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới có thể lan rộng tới tĩnh mạch chậu và cao hơn. Một biến chứng rất nguy hiểm là gây tắc động mạch phổi khiến bệnh nhân có nguy cơ cao tử vong. Đặc biệt với bệnh nhân Covid-19 có tổn thương phổi và mắc kèm nhiều bệnh nền như bệnh nhân 456, nguy cơ càng lớn.

Người bệnh có huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới đòi hỏi phải điều trị thuốc chống đông đường uống kéo dài, tuy nhiên có tới 33% số bệnh nhân vẫn gây tắc động mạch phổi thứ phát.

Trường hợp chọn thuốc chống đông, bệnh nhân Covid-19 sẽ có nguy cơ chảy máu cao hơn những trường hợp khác. Do đó, phương án tối ưu là đặt Filter tĩnh mạch chủ giúp chủ động dự phòng tắc động mạch phổi cho bệnh nhân.

Biện pháp này không phải là kỹ thuật quá khó nhưng là thủ thuật lần đầu tiên can thiệp trên bệnh nhân Covid-19 đang có diễn biến nặng nên cần phải được chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng. Tuy nhiên, tại Huế không có sẵn trang thiết bị.

Sau cuộc gọi khẩn cấp về đầu BV Đại học Y Hà Nội, thiết bị được huy động tối cấp, chuyển đường hàng không vào thẳng Huế ngay trong ngày.

{keywords}

Kiểm tra sức khoẻ bệnh nhân trước khi can thiệp

 

Ngay đêm 5/8, bệnh nhân được can thiệp thành công. 2 ngày qua, bệnh nhân được chụp CT phổi kiểm tra tổn thương phổi, theo dõi sát các diễn biến. Bệnh nhân vẫn đang trong tình trạng nặng và được chăm sóc đặc biệt.

Bệnh nhân 456 chăm người nhà tại BV Đà Nẵng. Ngày 20/7, bệnh nhân bắt đầu có các triệu chứng sốt, ho, đau ngực, khó thở, ho có đờm trắng.

Bệnh nhân có khám và điều trị tại khoa Cấp cứu, BV Quận Hải Châu ngày 24/7. Triệu chứng không giảm nên ngày 28/7, bệnh nhân đến khám tại BV Hoàn Mỹ, TP. Đà Nẵng, được chẩn đoán viêm phế quản cấp, chỉ định lấy xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 xét nghiệm.

Sáng 29/7 bệnh mệt nhiều, ho có đờm trắng, khó thở, đau ngực, được cấp cứu tại khu cách ly riêng với chẩn đoán viêm phổi nặng kèm tăng huyết áp, suy hô hấp. Ngày 30/7, bệnh nhân có kết quả xét nghiệm, khẳng định dương tính với SARS-CoV-2.

Thúy Hạnh

WHO lưu ý Việt Nam 3 bài học trong chống dịch Covid-19

WHO lưu ý Việt Nam 3 bài học trong chống dịch Covid-19

Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam lưu ý, sau câu chuyện của Đà Nẵng có nhiều vấn đề cần lưu ý trong chống dịch Covid-19.  

 

Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19

Bluezone là ứng dụng giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu họ chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.
Link tải Bluezone trên Android
Link tải Bluezone trên iOS
Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.